Bài 2 trang 142 SGK Sinh học 11
Có mấy nhóm hoocmôn thực vật. Nêu tên các hoocmôn của mỗi nhóm và ví dụ về tác dụng của chúng.
Đề bài
Có mấy nhóm hoocmôn thực vật. Nêu tên các hoocmôn của mỗi nhóm và ví dụ về tác dụng của chúng.
Video hướng dẫn giải
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Lời giải chi tiết
Có 2 nhóm hoocmôn thực vật:
* Nhóm kích thích sinh trưởng:
- Auxin (AIA): kích thích quá trình nguyên phân và sinh trưởng dãn dài của tế bào; tham gia vào hướng động, ứng động; kích thích hạt nảy mầm; kích thích ra rễ phụ, phát triển chồi đỉnh và ức chế sự sinh trưởng của chồi bên.
- Gibêrelin (GA): tăng số lần nguyên phân, tăng sinh trưởng dãn dài tế bào; kích thích sự nảy mầm của chồi; tạo quả không hạt; tăng tốc độ phân giải tinh bột; kích thích sinh trưởng tăng chiều cao thân.
- Xitôkinin: kích thích sự phân chia tế bào, làm chậm quá trình già hóa của cơ thể; kích thích nảy chồi nách trong nuôi cấy mô thực vật khi kết hợp với auxin.
* Nhóm ức chế sinh trưởng:
- Êtilen: thúc quả nhanh chín, gây rụng lá.
- Axit abxixic (AAB): kích thích sự rụng lá, sự ngủ của hạt và chồi cây; ảnh hưởng sự đóng mở khí khổng và loại bỏ hiện tượng sinh con.
HocTot.XYZ
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 11 - Xem ngay
-
Bài 3 trang 142 SGK Sinh học 11
Giải bài 3 trang 142 SGK Sinh học 11. Nêu hai biện pháp sản xuất nông nghiệp có ứng dụng các hoocmôn thực vật?
-
Bài 4 trang 142 SGK Sinh học 11
Giải bài 4 trang 142 SGK Sinh học 11. Điều cần tránh trong việc ứng dụng hoocmôn thực vật là gì, vì sao?
-
Bài 1 trang 142 SGK Sinh học 11
Giải bài 1 trang 142 SGK Sinh học 11. Hoocmôn thực vật là gì? Nêu các đặc điểm chung của chúng?
-
Quan sát hình 35.4 và cho biết người ta xếp quả chín cùng với quả xanh để làm gì ?
Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 141 SGK Sinh học 11.
-
Quan sát hình 35.3 và cho nhận xét về vai trò của xitôkinin đối với sự hình thành chồi trong mô callus (trong nuôi cấy mô thực vật).
Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 140 SGK Sinh học 11.