Bài 4 trang 10 SGK Sinh học 12
Mã di truyền có các đặc điểm gì?
Đề bài
Mã di truyền có các đặc điểm gì?
Video hướng dẫn giải
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Mã di truyền là trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong gen (trong mạch khuôn) quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin.
Lời giải chi tiết
- Mã di truyền được đọc theo chiều 5’ → 3’ từ một điểm xác định trên mARN.
- Mã di truyền được đọc liên lục theo từng cụm 3 ribônuclêôtit không ngắt quãng. Các bộ ba không gối lên nhau.
- Mã di truyền mang tính phổ biến. Tất cả mọi sinh vật đều dùng chung một bộ mã di truyền.
- Mã di truyền mang tính thoái hoá, được hiểu là một loại axit amin được mã hoá bởi 2 hay nhiều bộ ba, trừ hai ngoại lệ AUG mã hoá cho axit amin mở đầu (mêtiônin ở sinh vật nhân chuẩn hoặc foocmin mêtiônin ở sinh vật nhân sơ), UGG mã hoá cho triptôphan.
- Mã di truyền có một bộ ba khởi đầu AUG và ba bộ ba kết thúc (UAA, UAG, UGA).
- Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin, trừ các bộ ba kết thúc không mã hóa axit amin.
HocTot.XYZ
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 12 - Xem ngay
-
Bài 5 trang 10 SGK Sinh học 12
Giải bài tập Bài 5 trang 10 SGK Sinh học 12. Hãy giải thích vì sao trên mỗi chạc chữ Y chỉ có một mạch của phân tử ADN được tổng hợp liên tục, mạch còn lại được tổng hợp một cách gián đoạn.
-
Bài 6 trang 10 SGK Sinh học 12
Giải bài tập Bài 6 trang 10 SGK Sinh học 12. Hãy chọn phương án trả lời đúng.
-
Bài 3 trang 10 SGK Sinh học 12
Giải thích nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn trong quá trình nhân đôi ADN. Nêu ý nghĩa của quá trình nhân đôi ADN.
-
Bài 2 trang 10 SGK Sinh học 12
Giải bài tập Bài 2 trang 10 SGK Sinh học 12. Trình bày cấu trúc chung của các gen mã hoá prôtêin.