Giải bài 5 trang 44 SGK Giải tích 12Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị (C) của hàm số Video hướng dẫn giải LG a a) Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị \((C)\) của hàm số \(y = -x^3+ 3x + 1\). Lời giải chi tiết: Xét hàm số \(y = -x^3+ 3x + 1\). Tập xác định : \(\mathbb R\). * Sự biến thiên: Ta có: \(y' = -3x^2+ 3 = -3(x^2-1)\); \(\Rightarrow y' = 0 \Leftrightarrow {x^2} - 1 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 1\\x = - 1\end{array} \right.\). - Hàm số đồng biến trên khoảng \((-1;1)\), nghịch biến trên khoảng \((-\infty;-1)\) và \((1;+\infty)\). - Cực trị: Hàm số đạt cực đại tại \(x=1\); \(y_{CĐ}=3\) Hàm số đạt cực tiểu tại \(x=-1\); \(y_{CT}=-1\) - Giới hạn: \(\eqalign{ Bảng biến thiên: * Đồ thị: Đồ thị giao \(Oy\) tại điểm \(I(0;1)\) và nhận \(I\) làm tâm đối xứng. LG b b) Dựa vào đồ thị \((C)\), biện luận về số nghiệm của phương trình sau theo tham số \(m\). \(x^3- 3x + m = 0\). Phương pháp giải: - Khảo sát và vẽ đồ thị hàm số bậc 3. - Dựa vào đồ thị hàm số câu a để biện luận số nghiệm của phương trình. +) Số nghiệm của phương trình \(f\left( x \right)=a\) là số giao điểm của đồ thị hàm số \(y=f\left( x \right)\) với đường thẳng \(y=a.\) +) Khi đó dựa vào đồ thị hàm số để xác định số giao điểm và kết luận. Lời giải chi tiết: \(x^3- 3x + m = 0\) \(⇔ -x^3+ 3x + 1 = m + 1\) (1). Số nghiệm của (1) chính là số giao điểm của đồ thị hàm số (C) với đường thẳng (d) : \(y = m + 1\). Từ đồ thị ta thấy : +) \(m + 1 < -1 ⇔ m < -2 \): (d) cắt (C) tại 1 điểm, (1) có 1 nghiệm. +) \(m + 1 = -1 ⇔ m = -2\) : (d) cắt (C) tại 1 điểm và tiếp xúc với (C) tại 1 điểm, (1) có 2 nghiệm. +) \(-1 < m + 1 < 3 ⇔ -2 < m < 2\) : (d) cắt (C) tại 3 điểm, (1) có 3 nghiệm. +) \( m + 1 = 3 ⇔ m = 2\) : (d) cắt (C) tại 1 điểm và tiếp xúc với (C) tại 1 điểm, (1) có 2 nghiệm. +) \(m + 1 > 3 ⇔ m > 2\) : (d) cắt (C) tại 1 điểm, (1) có 1 nghiệm. Kết luận: + Với m < -2 hoặc m > 2 thì phương trình có 1 nghiệm. + Với m = -2 hoặc m = 2 thì phương trình có 2 nghiệm. + Với -2 < m < 2 thì phương trình có 3 nghiệm. HocTot.XYZ
|