Đề bài

Bạn Nam tung một đồng xu cân đối và đồng chất 20 lần, có 13 lần mặt ngửa, 7 lần mặt sấp. Xác suất thực nghiệm của biến cố “Mặt ngửa xuất hiện” là:

  • A.
    \(\frac{{13}}{{20}}\).
  • B.
    \(\frac{7}{{20}}\).
  • C.
    \(\frac{{13}}{7}\).
  • D.
    \(\frac{7}{{13}}\).
Phương pháp giải

Xác suất thực nghiệm của biến cố “Mặt ngửa xuất hiện” bằng tỉ số giữa số lần xuất hiện mặt ngửa với tổng số lần tung.

Lời giải của GV HocTot.XYZ

Xác suất thực nghiệm của biến cố “Mặt ngửa xuất hiện” là: \(\frac{{13}}{{20}}\).

Đáp án : A

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Số ô tô có được của 4 xã trong một huyện năm 2022 được thống kê trong bảng sau:

Xã có nhiều ô tô nhất trong năm 2022 chiếm bao nhiêu % tổng 4 xã?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Một hộp có 4 tấm thẻ cùng loại được đánh số lần lượt: 2; 3; 4; 5. Chọn ngẫu nhiên một thẻ từ hộp, kết quả thuận lợi cho biến cố “Số ghi trên thẻ chia hết cho 3” là thẻ

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Lớp 8C có 40 học sinh trong đó có 16 nữ. Lớp phó lao động chọn một bạn để trực nhật trong một buổi học. Xác suất thực nghiệm của biến cố “Một bạn nam trực nhật lớp” là

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Trong một hộp có 10 tấm thẻ giống nhau được đánh số 11 ; 12 ; … ; 20. Rút
ngẫu nhiên một tấm thẻ từ trong hộp. Tính xác suất của các biến cố sau:
a) A: “Rút được tấm thẻ ghi số là số nhỏ hơn 15”.
b) B: “Rút được tấm thẻ ghi số là bội của 3”.
c) C: “Rút được tấm thẻ ghi số nguyên tố”.

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Tỉ lệ học sinh nam của lớp 8A là 60%, tổng số bạn lớp 8A là 40. Ngẫu nhiên gặp 1 thành viên nam, xác suất thực nghiệm của biến cố “Gặp một học sinh nam của lớp” là bao nhiêu?

Xem lời giải >>