Đề bài

Gieo ngẫu nhiên xúc xắc một lần, xác suất của biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là bội của \(3\)” là:

  • A.
    \(\frac{1}{6}\).
  • B.
    \(\frac{1}{3}\).
  • C.
    \(\frac{1}{2}\).
  • D.
    \(\frac{2}{3}\).
Phương pháp giải

Chỉ ra số kết quả có thể, số kết quả thuận lợi cho biến cố X để tính xác suất.

Lời giải của GV HocTot.XYZ

Khi gieo một con xúc xắc cân đối thì 6 mặt có khả năng xuất hiện bằng nhau. Ta nói xác suất xuất hiện mỗi mặt của xúc xắc bằng \(\frac{1}{6}\).

Các kết quả có khả năng xảy ra của biến cố: “Số chấm xuất hiện là bội của \(3\)” là \(3;6\).

Vậy xác suất của biến cố “Số chấm xuất hiện bằng 6” là \(\frac{1}{6} + \frac{1}{6} = \frac{2}{6} = \frac{1}{3}\).

Đáp án : B

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Dựa vào bảng số liệu sau, cho biết tỉ lệ phần trăm học sinh tham gia câu lạc bộ bóng bàn của học sinh khối 7?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Quan sát biểu đồ trên và cho biết:

Các loại sách khác chiếm bao nhiêu phần trăm?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Lượng điện tiêu thụ mỗi ngày trong 7 ngày đầu tháng \(02/2023\) của một hộ gia đình được cho ở biểu đồ sau:

a) Ngày nào trong tuần đầu tiên của tháng \(02/2023\), hộ gia đình tiêu thụ lượng điện ít nhất?

b) Trong tuần đầu tiên của tháng \(02/2023\), hộ gia đình đó tiêu thụ hết bao nhiêu kW.h điện? Trung bình mỗi ngày tiêu thụ bao nhiêu kW.h điện?

c) Trong 7 ngày đầu tiên của tháng \(02/2023\), ngày tiêu thụ điện nhiều nhất tăng bao nhiêu % so với ngày tiêu thụ điện ít nhất?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Một bình có 5 quả bóng có kích thước và khối lượng giống nhau, trong đó có 1 quả màu xanh, 1 quả màu vàng, 1 quả màu đỏ, và 1 quả màu trắng, 1 quả màu đen. Lấy ra ngẫu nhiên 1 quả bóng từ bình.

a) Gọi A là biến cố: “Lấy được quả bóng màu vàng”. Tính xác suất của biến cố A.

b) Gọi B là biến cố “ Quả bóng lấy ra không có màu hồng”. Tính xác suất của biến cố B.

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Một chiếc hộp có chứa 10 chiếc thẻ cùng loại, được đánh số từ 1 đến 10, hai thẻ khác nhau thì ghi hai số khác nhau. Rút ngẫu nhiên một thẻ trong hộp, xét biến cố Y: "Số xuất hiện trên thẻ rút ra là bình phương của một số tự nhiên". Những kết quả thuận lợi cho biến cố Y là:

Xem lời giải >>