Nội dung từ Loigiaihay.Com
Một vật có khối lượng m đang chuyển động với vận tốc \({v_1}\) thì có động năng \({W_{d1}} = 81J\). Nếu vật chuyển động với vận tốc \({v_2}\) thì động năng của vật là \({W_{d2}} = 64J\). Nếu vật chuyển động với vận tốc \({v_3} = 2{v_1} + {v_2}\) thì động năng của vật là bao nhiêu?
Một vật có khối lượng đang chuyển động với tốc độ v thì động năng của vật là:
\({W_d} = \frac{1}{2}m{v^2}\)
\(\begin{array}{l}{W_{d1}} = \frac{1}{2}mv_1^2 \Rightarrow \frac{1}{2}m.v_1^2 = 81J\\{W_{d2}} = \frac{1}{2}mv_2^2 \Rightarrow \frac{1}{2}mv_2^2 = 64J\\ \Rightarrow \frac{{{W_{d1}}}}{{{W_{d2}}}} = {\left( {\frac{{{v_1}}}{{{v_2}}}} \right)^2} = \frac{{81}}{{64}} \Rightarrow \frac{{{v_1}}}{{{v_2}}} = \frac{9}{8} \Rightarrow {v_1} = \frac{9}{8}{v_2}\end{array}\)
Nếu vật chuyển động với vận tốc \({v_3} = 2{v_1} + {v_2}\) thì động năng của vật là
\(\begin{array}{l}{W_{d3}} = \frac{1}{2}mv_3^2\\ \Rightarrow \frac{{{W_{d2}}}}{{{W_{d3}}}} = {\left( {\frac{{{v_2}}}{{{v_3}}}} \right)^2} = {\left( {\frac{{{v_2}}}{{2{v_1} + {v_2}}}} \right)^2} = {\left( {\frac{{{v_2}}}{{2.\frac{9}{8}{v_2} + {v_2}}}} \right)^2} = {\left( {\frac{4}{{13}}} \right)^2} = \frac{{16}}{{169}}\\ \Rightarrow {W_{d3}} = \frac{{{W_{d2}}}}{{\frac{{16}}{{169}}}} = \frac{{64}}{{\frac{{16}}{{169}}}} = 676J\end{array}\)
Đáp án C
Đáp án : C
Các bài tập cùng chuyên đề
Bài 1 :
Đơn vị nào sau đây không phải đơn vị của động năng?
Bài 2 :
Nếu khối lượng của vật giảm đi 2 lần, còn vận tốc của vật tăng lên 4 lần thì động năng của vật sẽ
Bài 3 :
Khi động năng tăng 2 lần và khối lượng giảm 2 lần thì vận tốc của vật
Bài 4 :
Động năng là dạng năng lượng do vật
Bài 5 :
Một vật trọng lượng 10 N có động năng 50 J. Khi đó vận tốc của vật bằng
Bài 6 :
Hai ô tô cùng khối lượng 1,5 tấn, chuyển động với các tốc độ 36km/h và 20m/s. Tỉ số động năng của ô tô 2 so với ô tô 1 là
Bài 7 :
Lấy ví dụ về các vật có động năng trong đời sống.
Bài 8 :
Tính động năng của xe máy có khối lượng 100 kg đang chuyển động với tốc độ 15 m/s.
Bài 9 :
Tính và so sánh động năng của hai vật:
a) Viên đạn có khối lượng 20 g đang bay với tốc độ 400 m/s.
b) Ô tô có khối lượng 1420 kg đang chuyển động với tốc độ 72 km/h.
Bài 10 :
Khi chơi xích đu, động năng của người chơi thay đổi như thế nào trong khi chuyển động từ vị trí cao nhất A tới vị trí thấp nhất O
Bài 11 :
Quan sát Hình 2.2 và cho biết vật nào có động năng lớn nhất. Hãy lí giải câu trả lời của em.
Bài 12 :
1. Động năng của một xe ô tô thay đổi như thế nào nếu tốc độ của xe tăng gấp đôi?
2. Tính động năng của quả bóng đá có khối lượng m = 0,45 kg, đang bay với tốc độ v = 10 m/s.
3. Trả lời câu hỏi ở phần mở bài.
Bài 13 :
Trong Hình 2.1 vật chuyển động nào có động năng lớn nhất? Giải thích.
Bài 14 :
Tính động năng của các vật sau:
a) Một quả bóng đá có khối lượng 0,42 kg đang chuyển động với tốc độ 15 m/s.
b) Một ô tô tải có khối lượng tổng cộng 2,5 tấn đang chạy trên đường với tốc độ 54 km/h.
c) Một viên bi sắt có khối lượng 420 g đang lăn trên mặt phẳng nằm ngang với tốc độ 50 cm/s.
Bài 15 :
Động năng của một vật phụ thuộc vào yếu tố nào?
A. Khối lượng và tốc độ của vật.
B. Khối lượng và độ cao của vật.
C. Tốc độ và hình dạng của vật.
D. Độ cao và hình dạng của vật.
Bài 16 :
Nếu khối lượng của một vật tăng gấp đôi nhưng tốc độ giữ nguyên thì động năng của vật sẽ thay đổi như thế nào?
A. Tăng gấp đôi.
B. Không thay đổi.
C. Giảm đi một nửa.
D. Tăng gấp bốn.
Bài 17 :
Một quả bóng có khối lượng 0,5 kg đang chuyển động với tốc độ 2 m/s. Động năng của quả bóng là bao nhiêu?
A. 10 J.
B. 2 J.
C. 4 J.
D. 1 J.
Bài 18 :
Nếu tốc độ của một vật tăng lên gấp ba lần thì động năng của vật sẽ thay đổi như thế nào?
A. Tăng gấp ba lần.
B. Tăng gấp chín lần.
C. Không thay đổi.
D. Giảm đi một nửa.
Bài 19 :
Nếu một vật có động năng là 20 J và khối lượng là 10 kg thì tốc độ của vật là bao nhiêu?
A. 2 m/s.
B. 4 m/s.
C. 20 m/s.
D. 10 m/s.
Bài 20 :
Một máy bay có khối lượng 200 tấn đang bay với tốc độ ổn định 720 km/h ở độ cao 10 km so với mặt đất. Chọn gốc thế năng ở mặt đất, tính động năng và thế năng trọng trường của máy bay.
Bài 21 :
Một viên đạn có khối lượng 10 g được bắn ra từ nòng súng theo phương nằm ngang với tốc độ ban đầu 500 m/s. Hãy tính lượng năng lượng được chuyển hóa thành nhiệt năng khi viên đạn xuyên qua một tấm gỗ và dừng lại, giả sử rằng toàn bộ động năng của đạn chuyển hóa thành nhiệt năng.
Bài 22 :
Một vật có khối lượng 2 kg đang chuyển động với vận tốc 5 m/s. Động năng của vật là bao nhiêu?
10 J
20 J
25 J
50 J
Bài 23 :
Động năng của vật phụ thuộc vào:
Khối lượng và vận tốc của vật
Thể tích và khối lượng của vật
Vận tốc và chiều cao của vật
Khối lượng và độ cao của vật
Bài 24 :
Vật có động năng lớn nhất là:
Một viên đạn có khối lượng 20 g đang bay ở tốc độ 300 m/s.
Một khúc gỗ có khối lượng 10 kg đang trôi trên sông ở tốc độ 3,6 km/h.
Một vận động viên có khối lượng 65 kg đang đi xe đạp ở tốc độ 18 km/h.
Một quả bóng có khối lượng 0,3 kg đang di chuyển với tốc độ 10,8 km/h
Bài 25 :
Động năng của một vật tỉ lệ thuận với:
Khối lượng của vật và bình phương vận tốc của nó
Độ cao của vật
Áp suất của chất lỏng
Khối lượng của vật và vận tốc của nó
Bài 26 :
Công thức tính động năng của một vật là:
\({W_d} = \frac{1}{2}m{v^2}\)
\({W_d} = mgh\)
\({W_d} = \frac{1}{2}g{h^2}\)
\({W_d} = m{v^2}\)
Bài 27 :
Động năng của một ô tô thay đổi như thế nào khi tốc độ của nó tăng lên gấp đôi?
A. Động năng tăng gấp đôi.
B. Động năng tăng gấp bốn lần.
C. Động năng giảm hai lần.
D. Động năng không đổi.
Bài 28 :
Một xe tải có khối lượng gấp đôi khối lượng ô tô, đang chạy với tốc độ bằng một nửa tốc độ của ô tô. Động năng của xe tải bằng bao nhiêu lần động năng của ô tô?
A. Gấp bốn lần.
B. Gấp đôi.
C. Bằng nhau.
D. Bằng một nửa.
Bài 29 :
Vật nào sau đây có động năng lớn nhất?
a) Một viên đạn có khối lượng 20 g đang bay với tốc độ 300 m/s.
b) Một khúc gỗ có khối lượng 10 kg đang trôi trên sông với tốc độ 3,6 km/h.
c) Một vận động viên có khối lượng 65 kg đang đi xe đạp với tốc độ 18 km/h.
Bài 30 :
Trường hợp nào trong hình dưới đây, vật vừa có động năng tăng, vừa có thế năng tăng?