Đề bài

Cho đường thẳng d: x+y=150 trên mặt phẳng tọa độ Oxy. Đường thẳng này cắt hai trục tọa độ Ox và Oy tại hai điểm A và B.

a) Xác định miền nghiệm \({D_1},{D_2},{D_3}\) của các bất phương trình tương ứng \(x \ge 0;y \ge 0\) và \(x + y \le 150\).

b) Miền tam giác OAB (H.2.5) có phải là giao điểm của các miền \({D_1},{D_2}\) và \({D_3}\) hay không?

c) Lấy một điểm trong tam giác OAB (chẳng hạn điểm (1;2)) hoặc một điểm trên cạnh nào đó của tam giác OAB (chẳng hạn điểm (1;149)) và kiểm tra xem tọa độ của các điểm đó có phải là nghiệm của hệ bất phương trình sau hay không:

\(\left\{ \begin{array}{l}x \ge 0\\y \ge 0\\x + y \le 150\end{array} \right.\)

Phương pháp giải

a) Biểu diễn các miền nghiệm của từng bất phương trình \(x \ge 0;y \ge 0\) và \(x + y \le 150\)

Bước 1: Vẽ đường thẳng (nét liền) \(ax + by = c\).

Bước 2: Lấy điểm một điểm không thuộc đường thẳng \(ax + by = c\) và thay vào bất phương trình cần xác định miền nghiệm.

Bước 3: Nếu tọa độ điểm đó thỏa mãn bất phương trình thì miền nghiệm của bất phương trình chứa điểm đó.

b) Vẽ tất cả các miền miền \({D_1},{D_2}\) và \({D_3}\) lên cùng một mặt phẳng.

Lời giải của GV HocTot.XYZ

a)

Miền nghiệm của bất phương trình \(x \ge 0\)

Bước 1: Vẽ đường thẳng (nét liền) \(x = 0\). Đây là trục Oy.

Bước 2: Lấy điểm A(150;0) không thuộc trục Oy và thay vào biểu thức \(x\), ta được: \(x = 150 \ge 0\).

Bước 3: Do điểm A thỏa mãn bất phương trình nên miền nghiệm của bất phương trình là nửa mặt phẳng có chứa điểm A.

Minh họa (phần không bị gạch chéo):

 

Miền nghiệm của bất phương trình \(y \ge 0\)

Bước 1: Vẽ đường thẳng (nét liền) \(y = 0\). Đây là trục Ox.

Bước 2: Lấy điểm B(0;150) không thuộc trục Ox và thay vào biểu thức \(y\), ta được: \(y = 150 \ge 0\).

Bước 3: Do điểm B thỏa mãn bất phương trình nên miền nghiệm của bất phương trình là nửa mặt phẳng có chứa điểm B.

Minh họa (phần không bị gạch chéo):

 

Miền nghiệm của bất phương trình \(x + y \le 150\):

Bước 1: Vẽ đường thẳng (nét liền) \(x + y = 150\).

Bước 2: Lấy điểm O(0;0) không thuộc đường thẳng \(x + y = 150\) và thay vào \(x + y\), ta được: \(0 + 0 = 0 \le 150\)

Bước 3: Do điểm O thỏa mãn bất phương trình nên miền nghiệm của bất phương trình là nửa mặt phẳng có chứa điểm O.

Minh họa (phần không bị gạch chéo):

 

Vậy \({D_1}\) là nửa trên mặt phẳng có bờ là trục Oy, \({D_2}\) là nửa bên phải mặt phẳng có bờ là trục Ox và \({D_3}\) là nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng x+y=150 chứa điểm O.

b) Vẽ tất cả các miền miền \({D_1},{D_2}\) và \({D_3}\) lên cùng một mặt phẳng.

=>Miền tam giác OAB (H.2.5) có phải là giao điểm của các miền \({D_1},{D_2}\) và \({D_3}\)

c) Lấy một điểm trong tam giác OAB (chẳng hạn điểm (1;2)) hoặc một điểm trên cạnh nào đó của tam giác OAB (chẳng hạn điểm (1;149)) và kiểm tra xem tọa độ của các điểm đó có phải là nghiệm của hệ bất phương trình sau hay không:

\(\left\{ \begin{array}{l}x \ge 0\\y \ge 0\\x + y \le 150\end{array} \right.\)

Lấy điểm (1;2) trong tam giác OAB, thay vào hệ \(\left\{ \begin{array}{l}x \ge 0\\y \ge 0\\x + y \le 150\end{array} \right.\)

Ta được:

\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{1 \ge 0}\\
{2 \ge 0}\\
{1 + 2 \le 150}
\end{array}} \right.\) (luôn đúng)

Vậy điểm (1;2) là nghiệm của hệ bất phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}x \ge 0\\y \ge 0\\x + y \le 150\end{array} \right.\)

Lấy điểm (1;149), thay vào hệ \(\left\{ \begin{array}{l}x \ge 0\\y \ge 0\\x + y \le 150\end{array} \right.\)

Ta được: 

\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{1 \ge 0}\\
{149 \ge 0}\\
{1 + 149 \le 150}
\end{array}} \right.\) (luôn đúng)

Vậy điểm (1;149) là nghiệm của hệ bất phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}x \ge 0\\y \ge 0\\x + y \le 150\end{array} \right.\)

Xem thêm : SGK Toán 10 - Kết nối tri thức

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Miền nghiệm của hệ bất phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}x + 2(y + 1) - 4y \le 2(x + 1) - 5y\\x + y \ge 0\end{array} \right.\) không chứa điểm có tọa độ:

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Phần không gạch chéo (không kể bờ d) trong hình dưới đây biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình nào?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Biểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn sau trên mặt phẳng tọa độ:  \(\left\{ \begin{array}{l}x \ge 0\\y > 0\\x + y \le 100\\2x + y < 120\end{array} \right.\)

Xem lời giải >>
Bài 4 :

c) \(\left\{ \begin{array}{l}x \ge 0\\x + y > 5\\x - y > 0\end{array} \right.\)

Xem lời giải >>
Bài 5 :

b) \(\left\{ \begin{array}{l}x \ge 0\\y \ge 0\\2x + y \le 4\end{array} \right.\)

Xem lời giải >>
Bài 6 :

a) \(\left\{ \begin{array}{l}y - x <  - 1\\x > 0\\y < 0\end{array} \right.\)

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Cho hệ bất phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}x - y <  - 3\\2y \ge  - 4\end{array} \right.\). Điểm nào sau đây thuộc miền nghiệm của hệ đã cho?

A. (0;0)

B. (-2;1)

C. (3;-1)

D. (-3;1)

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Biểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}x + y < 1\\2x - y \ge 3\end{array} \right.\) trên mặt phẳng tọa độ

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Biểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}y - 2x \le 2\\y \le 4\\x \le 5\\x + y \ge  - 1\end{array} \right.\) trên mặt phẳng tọa độ.

Từ đó tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của biểu thức \(F\left( {x;y} \right) =  - x - y\) với \(\left( {x;y} \right)\) thỏa mãn hệ trên.

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Biểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình sau: \(\left\{ \begin{array}{l}3x - y >  - 3\\ - 2x + 3y < 6\\2x + y >  - 4\end{array} \right.\)

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Cho hệ bất phương trình sau: \(\left\{ \begin{array}{l}x - 2y \ge  - 2\\7x - 4y \le 16\\2x + y \ge  - 4\end{array} \right.\)

a) Trong cùng mặt phẳng toạ độ Oxy, biểu diễn miền nghiệm của mỗi bất phương trình

trong hệ bất phương trình bằng cách gạch bỏ phần không thuộc miền nghiệm của nó.

b) Tìm miền nghiệm của hệ bất phương trình đã cho.

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Biểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình:

a) \(\left\{ \begin{array}{l}x + 2y <  - 4\\y \ge x + 5\end{array} \right.\)

b) \(\left\{ \begin{array}{l}4x - 2y > 8\\x \ge 0\\y \le 0\end{array} \right.\)

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Biểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình:

a) \(\left\{ \begin{array}{l}2x - 3y < 6\\2x + y < 2\end{array} \right.\)

b) \(\left\{ \begin{array}{l}4x + 10y \le 20\\x - y \le 4\\x \ge  - 2\end{array} \right.\)

c) \(\left\{ \begin{array}{l}x - 2y \le 5\\x + y \ge 2\\x \ge 0\\y \le 3\end{array} \right.\)

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Miền không bị gạch ở mỗi Hình 12a, 12b là miền nghiệm của hệ bất phương trình nào cho ở dưới đây?

 

a) \(\left\{ \begin{array}{l}x + y \le 2\\x \ge  - 3\\y \ge  - 1\end{array} \right.\)

b) \(\left\{ \begin{array}{l}y \le x\\x \le 0\\y \ge  - 3\end{array} \right.\)

c) \(\left\{ \begin{array}{l}y \ge  - x + 1\\x \le 2\\y \le 1\end{array} \right.\)

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Biểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}x + y \le 8\\2x + 3y \le 18\\x \ge 0\\y \ge 0\end{array} \right.\)

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Cho hệ bất phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}x + y - 3 \le 0\\ - 2x + y + 3 \ge 0\end{array} \right.\)

Miền nào trong Hình 1 biểu diễn phần giao các miền nghiệm của hai bất phương trình trong hệ đã cho?

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Biểu diễn miền nghiệm của mỗi hệ bất phương trình sau:

a) \(\left\{ \begin{array}{l}x + y - 3 \ge 0\\x \ge 0\\y \ge 0\end{array} \right.\)

b) \(\left\{ \begin{array}{l}x - 2y < 0\\x + 3y >  - 2\\y - x < 3\end{array} \right.\)

c) \(\left\{ \begin{array}{l}x \ge 1\\x \le 4\\x + y - 5 \le 0\\y \ge 0\end{array} \right.\)

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Biểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình sau trên mặt phẳng tọa độ Oxy:

\(\left\{ \begin{array}{l}x - 2y > 0\\x + 3y < 3\end{array} \right.\)

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Cho hệ phương trình \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x + 3y - 2 \ge 0}\\{2x + y + 1 \le 0}\end{array}} \right.\). Trong các điểm sau, điểm nào thuộc miền nghiệm của hệ bất phương trình đã cho?

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Phần không tô đậm (không kể biên) trong hình vẽ sau biểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình nào trong các hệ bất phương trình cho dưới đây?

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Miền nghiệm của hệ bất phương trình \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{3x + y \ge 9}\\{x \ge y - 3}\\{2y \ge 8 - x}\\{y \le 6}\end{array}} \right.\) chứa điểm nào trong các điểm sau đây?

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Phần không tô đậm (không kể biên) trong hình vẽ sau biểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình nào trong các hệ bất phương trình cho dưới đây?

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Miền nghiệm của hệ bất phương trình \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{2x - 5y - 1 > 0}\\{2x + y + 5 > 0}\\{x + y + 1 < 0}\end{array}} \right.\) chứa điểm nào trong các điểm sau đây?

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Miền tam giác (kể cả ba cạnh AB, BC, CA) trong hình vẽ sau biểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình nào trong các hệ bất phương trình cho dưới đây?

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Biểu diễn miền nghiệm của các hệ bất phương trình sau trên mặt phẳng tọa độ:

a) \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x \ge  - 1}\\{y \ge 0}\\{x + y \le 4}\end{array}} \right.\)

b) \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x > 0}\\{y > 0}\\{x - y - 4 < 0}\end{array}} \right.\)

c) \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{y \le 3}\\{x \le 3}\\{x \ge  - 1}\\{y \ge  - 2}\end{array}} \right.\)

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Điểm nào sau đây thuộc miền nghiệm của bất phương trình \(2x + 5y \le 10?\)

A. \(\left( {5;2} \right).\)

B. \(\left( { - 1;4} \right).\)

C. \(\left( {2;1} \right).\)

D. \(\left( { - 5;6} \right).\)

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Cặp số nào dưới đây là nghiệm của hệ bất phương trình \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x + y \le 2}\\{x - 2y \ge 4}\\{x > 0}\end{array}\,\,?} \right.\)

A. \(\left( { - 1;2} \right).\)

B. \(\left( { - 2; - 4} \right).\)

C. \(\left( {0;1} \right).\)

D. \(\left( {2;4} \right).\)

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Điểm nào dưới đây thuộc miền nghiệm của hệ bất phương trình \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{ - x + y \le 2}\\{x - 2y \ge 1}\\{y \le 0}\end{array}\,\,?} \right.\)

A. \(\left( { - 3;2} \right).\)

B. \(\left( {0;1} \right).\)

C. \(\left( {4; - 1} \right).\)

D. \(\left( { - 2;2} \right).\)

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Miền nghiệm của hệ bất phương trình nào dưới đây là miền tam giác \(ABC\) (miền không bị gạch)?

A. \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x + y \le 1}\\{x - y \ge 1}\\{x \ge 0}\end{array}.} \right.\)

B. \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x + y \le 1}\\{x - y \le 1}\\{x \ge 0}\end{array}} \right..\)

C. \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x - y \ge  - 1}\\{x + y \ge  - 1}\\{x \ge 0}\end{array}.} \right.\)

D. \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x - y \ge  - 1}\\{x + y \ge  - 1}\\{y \ge 0}\end{array}.} \right.\)

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Miền nghiệm của hệ bất phương trình \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x \ge  - 1}\\{x + y \le 0}\\{y \ge 0}\end{array}} \right.\) là:

A. Một nửa mặt phẳng.

B. Miền tam giác.

C. Miền tứ giác.

D. Miền ngũ giác.

Xem lời giải >>