Nội dung từ Loigiaihay.Com
Khi mô tả tập hợp L các chữ cái trong từ NHATRANG bằng cách liệt kê các phần tử, bạn Nam viết:
L = {N, H, A, T, R A, N, G}.
Theo em, bạn Nam viết đúng hay sai?
Cách mô tả tập hợp: Liệt kê các phần tử của tập hợp, tức là viết các phần tử trong dấu ngoặc {} theo thứ tự tùy ý nhưng mỗi phần tử chỉ được viết một lần.
Bạn Nam viết sai vì mỗi phần tử chỉ được viết một lần mà phần tử A và N bạn Nam viết 2 lần.
Cách viết đúng: L = {N;H;A;T;R;G}
Các bài tập cùng chuyên đề
Bài 1 :
Viết tập hợp \(P\) các chữ cái khác nhau trong cụm từ: “ HOC SINH”
\(P = \left\{ {H;O;C;S;I;N;H} \right\}.\)
\(P = \left\{ {H;O;C;S;I;N} \right\}.\)
\(P = \left\{ {H;C;S;I;N} \right\}.\)
\(P = \left\{ {H;O;C;H;I;N} \right\}.\)
Bài 2 :
Viết tập hợp \(Q\) các chữ cái khác nhau trong cụm từ: “ CHUC MUNG”.
\(Q = \left\{ {C,H,U,M,U,N,G} \right\}.\)
\(Q = \left\{ {C,H,U,C,M,N,G} \right\}.\)
\(Q = \left\{ {C,H,U,M,N,G} \right\}.\)
\(Q = \left\{ {C,H,U,C,M,U,N,G} \right\}.\)
Bài 3 :
Gọi M là tập hợp các chữ cái có mặt trong từ “gia đình”.
Hãy viết tập hợp M bằng cách liệt kê các phần tử.
M = {g, i, a, đ, n, h}
M = {g, i, a, đ, i, n, h}
M = {i, a, đ, n, h}
M = {g, i, a, đ, n}
Bài 4 :
Bằng cách liệt kê các phần tử, hãy viết các tập hợp sau:
a) Tập hợp K các số tự nhiên nhỏ hơn 7;
b) Tập hợp D tên các tháng (dương lịch) có 30 ngày;
c) Tập hợp M các chữ cái tiếng Việt trong từ “ ĐIỆN BIÊN PHỦ”
Bài 5 :
Hệ Mặt Trời gồm có Mặt Trời ở trung tâm và 8 thiên thể quay quanh Mặt Trời gọi là các hành tinh. Đó là Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương. Gọi S là tập các hành tinh của Hệ Mặt Trời. Hãy viết tập S bằng cách liệt kê các phần tử của S.
Bài 6 :
Liệt kê các phần tử của mỗi tập hợp sau:
a) M = {\(x \in \mathbb{N}\)|10 \( \le \)x< 15}
b) K = {\(x \in {\mathbb{N}^*}\)| x\( \le \)3}
c) L = {\(x \in \mathbb{N}\)| x\( \le \) 3}
Bài 7 :
Viết các phân số sau dưới dạng hỗn số
Bài 8 :
Em hãy viết vào vở:
- Tên các đồ vật trên bàn ở Hình 1.
- Tên các bạn nữ trong tổ của em.
- Các số tự nhiên vừa lớn hơn 3 vừa nhỏ hơn 12
Bài 9 :
Gọi X là tập hợp các chữ cái trong từ " thanh”. Cách viết đúng là:
(A) X = {t; h; a; n; h}.
(B) X = {t; h; n};
(C) X= {t; h; a; n}.
(D) X = {t; h; a; n; m}.
Bài 10 :
Viết tập hợp A gồm các số tự nhiên lẻ nhỏ hơn 10.
Bài 11 :
Hệ Mặt Trời gồm tám hành tinh, đó là: Sao Thuỷ, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hoả, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương. Các hành tinh trong Hệ Mặt Trời chia thành hai nhóm. Nhóm trong gồm: Sao Thuỷ, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hoả. Nhóm ngoài gồm: Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương. Các hành tinh nhóm trong có khối lượng và kích thước khá nhỏ so với các hành tinh nhóm ngoài. Hai nhóm hành tinh ngăn cách nhau bởi một vành đai tiểu hành tinh và vô số các thiên thạch nhỏ cùng quay quanh Mặt Trời.
a) Viết tập hợp A gồm tám hành tinh trong Hệ Mặt Trời.
b) Sắp xếp kích thước của tám hành tinh trong Hệ Mặt Trời theo thứ tự tăng dần.
c) Viết tập hợp B gồm bốn hành tinh có kích thước nhỏ nhất và tập hợp C gồm bốn hành tinh có kích thước lớn nhất.
Bài 12 :
Tất cả học sinh của lớp 6A đều biết chơi bóng rổ hoặc cờ vua. Số học sinh biết chơi bóng rổ là 18, số học sinh biết chơi cờ vua là 23. Số học sinh của lớp 6A nhiều nhất là bao nhiêu?
Bài 13 :
Gọi S là tập hợp các số tự nhiên có hai chữ số. Trong các số 7; 15; 106; 99, số nào thuộc và số nào không thuộc tập S? Dùng kí hiệu để trả lời.
Bài 14 :
Câu 1: Ta biết N là tập hợp các số tự nhiên. Gọi P là tập hợp các phân số. Khi đó:
A. \(5 \in N\)và \(5 \in P\). |
B. \(5 \in N\)và \(5 \notin P\). |
C. \(5 \notin N\)và \(5 \in P\). |
D. \(5 \notin N\)và \(5 \notin P\). |
Bài 15 :
Tập hợp các chữ cái trong cụm từ LÀO CAI là:
(A) {LÀO; CAI};
(B) {L; À; O; C; A; I}
(C) {L; A; O; C; A; I}
(D) {L; A; O; C; I}
Bài 16 :
Cho tập hợp \(\left\{ {x \in {\mathbb{N}^*}|x < 5} \right\}\). Chọn cách viết đúng của tập hợp \(M\) trong các cách sau:
\(M = \left\{ {0;1;2;3;4} \right\}\)
\(M = \left\{ {0;1;2;3;4;5} \right\}\)
\(M = \left\{ {1;2;3;4} \right\}\)
\(M = \left[ {1;2;3;4} \right]\)
Bài 17 :
Cho tập hợp E gồm các chữ cái trong từ “TOÁN HỌC”. Cách viết nào đúng?
E = {T; A; N; H; O; C}
E = [T; O; A; N; H; C]
E = (T; O; A; N; H; C)
E = {T; O; A; N; H; O; C}
Bài 18 :
Viết tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử \(A = \left\{ {\left. {x \in {\mathbb{N}^*}} \right|2021 < x \le 2023} \right\}\)
\(A = \left\{ {2022,\,2023} \right\}\)
\(A = \left\{ {2022} \right\}\)
\(A = \left\{ {2022;\,2023} \right\}\)
\(A = \left\{ {2023} \right\}\)
Bài 19 :
Khẳng định nào sau đây là đúng.
Các phần tử của một tập hợp được viết trong hai dấu ngoặc vuông [ ].
Các phần tử của một tập hợp được viết trong hai dấu ngoặc nhọn { }.
Các phần tử của một tập hợp được viết trong hai dấu ngoặc tròn ( ).
Các phần tử của một tập hợp được viết trong hai dấu ngoặc kép “ ”.
Bài 20 :
Theo Âm Lịch, năm 2024 là năm Giáp Thìn, tức năm con Rồng – xếp thứ năm trong 12 con giáp. Năm Giáp Thìn sẽ bắt đầu từ ngày 10/02/2024 và kết thúc năm vào ngày 28/01/2025 theo lịch dương. Gọi A là tập hợp các chữ số xuất hiện ở hình bên. Khi đó
\(A = \left\{ {4;2;0;2} \right\}\).
\(A = \left\{ {2;0;2;4} \right\}\).
\(A = \left\{ {0;2;4} \right\}\).
\(A = \left\{ {0;2} \right\}\).