Đề bài

Người mắc hội chứng Claiphentơ có NST giới tính dạng

  • A.

    XXYY.

  • B.

    XXY.

  • C.

    XYY.

  • D.

    XY.

Phương pháp giải

Dựa vào bộ NST của người mắc claifento.

Lời giải của GV HocTot.XYZ

Giải thích : XXY (thừa một NST X)

Đáp án : B

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Hiện nay, nhiều giống cây trồng cho quả không hạt (dưa hấu, nho, chuối,...) đang được ưa chuộng vì mang nhiều đặc tính có lợi như khả năng sinh trưởng mạnh, hàm lượng dinh dưỡng cao, tiện lợi đối với trẻ em và người cao tuổi vì không cần loại bỏ hạt khi ăn,...; nhờ đó, tăng giá trị nông sản. Bằng cách nào mà các nhà chọn giống có thể tạo các giống cây ăn quả không hạt?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Quan sát Hình 5.4 và đọc thông tin, hãy:

a) Xác định các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.

b) Lập bảng phân biệt các dạng đột biến đó.

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Quan sát Hình 5.5, hãy xác định các dạng thể đột biến lệch bội và cho biết số lượng nhiễm sắc thể của mỗi dạng thay đổi như thế nào.

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Quan sát Hình 5.6, hãy:

a) Mô tả cơ chế phát sinh đột biến lệch bội trong giảm phân và xác định những loại giao tử được hình thành.

b) Cho biết sự kết hợp giữa các loại giao tử đột biến với nhau hoặc với giao tử bình thường sẽ tạo ra những thể lệch bội nào.

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Quan sát Hình 5.8, hãy:

a) Xác định sự bất thường nhiễm sắc thể của một số hội chứng ở người trong Bảng 5.1.

b) Cho biết giới tính của thế đột biến.

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Hãy trình bày cơ chế phát sinh một hội chứng di truyền do đột biến lệch bội ở người.

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Quan sát Hình 5.9, hãy mô tả cơ chế hình thành thể tam bội và thể tứ bội. Bộ nhiễm sắc thể của hai thể đột biến này có gì khác nhau?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Quan sát Hình 5.10, hãy mô tả cơ chế hình thành thể dị đa bội. Từ đó, hãy cho biết ưu điểm của thể dị đa bội.

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Phân biệt đột biến lệch bội và đột biến đa bội.

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Cho biết đột biến nhiễm sắc thể có ý nghĩa như thế nào trong việc nghiên cứu:

a) Sự phát sinh chủng loại ở các loài sinh vật.

b) Các bệnh di truyền ở người.

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Tại sao các giống cây đa bội thường được nhân lên bằng các phương pháp nhân giống vô tính?

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Trong một nghiên cứu, khi so sánh hệ gene của người với hệ gene của chuột, các nhà khoa học phát hiện trên nhiễm sắc thể số 16 chứa các trình tự DNA được tìm thấy trên bốn nhiễm sắc thể (7, 8, 16, 17) ở chuột. Phát hiện này có thể chứng minh điều gì về mối quan hệ họ hàng giữa người và chuột?

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Cho ví dụ về mối quan hệ giữa di truyền và biến dị ở người.

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Hãy xác định vấn đề “dựa trên quan sát nhiễm sắc thể đồ, người ta có thể xác định được các dạng đột biến nhiễm sắc thể” và đặt ra các câu hỏi nghiên cứu về hiện tượng mà em quan sát được.

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Hãy xác định vấn đề “hiện nay, một số loại hóa chất như: thuốc trừ sâu DT (Dichloro-Diphenyl-Trichloroethane), thuốc tẩy giun sán Dipterex,... đã bị cấm sản xuất và sử dụng” và đặt ra các câu hỏi nghiên cứu về hiện tượng mà em quan sát được.

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Hãy đề xuất các giả thuyết để giải thích cho các vấn đề đã nêu và đề xuất phương án kiểm chứng cho mỗi giả thuyết đó.

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Tìm hiểu tác hại gây đột biến của một số chất độc

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Đề xuất biện pháp nhằm phòng tránh tác hại của các chất độc gây đột biến ở người.

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Mục đích thực hiện nghiên cứu

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Điền kết quả quan sát bộ nhiễm sắc thể (hình thái, số lượng) trên tiêu bản cố định vào bảng sau. Mô tả cơ chế phát sinh dạng đột biến nhiễm sắc thể quan sát được.

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Cho biết tác hại của một số loại hóa chất (thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,...) đối với con người. Đề xuất một số biện pháp để phòng chống sự tác động của các chất độc gây đột biến đến con người.

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Kết luận

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Ở người, bệnh máu khó đông do đột biến gene lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X dẫn đến thiếu hụt yếu tố antihemophilic A và antihemophilic B tham gia vào quá trình đông máu nên không thể hình thành cục máu đông. Khi phân tích tế bào của sáu bé trai (kí hiệu từ A đến G) mắc bệnh máu khó đông, người ta thấy trên nhiễm sắc thể X của những bé trai này đều bị đột biến mất một đoạn nhỏ thuộc các vùng khác nhau (kí hiệu từ 1 đến 12) (Hình 1).

 

a) Cho biết gene mã hóa các yếu tố đông máu có thể nằm trên vùng nào của nhiễm sắc thể X. Giải thích.

b) Khi sử dụng các kĩ thuật xét nghiệm, người ta nhận thấy các bé trai này ngoài bị máu khó đông còn mắc một số rối loạn di truyền khác. Giải thích.

c) Tại sao bệnh máu khó đông thường gặp ở các bé trai? Nhiễm sắc thể X mang gene đột biến nhiễm sắc thể ở những đứa trẻ này được di truyền từ bố hay mẹ? Giải thích.

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Quan sát hình 6.1 và cho biết bộ nhiễm sắc thể của người mắc hội chứng Turner khác của người bình thường như thế nào. Hãy dự đoán nguyên nhân tạo ra sự khác biệt này.

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Nhận xét về số lượng, cấu trúc nhiễm sắc thể ở hình 6.2b, hình 6.2c so với hình 6.2a.

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Quan sát hình 6.3 và kể tên các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể.

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Lấy thêm ví dụ đột biến số lượng nhiễm sắc thể.

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Quan sát hình 6.4 và mô tả cơ chế hình thành đột biến lệch bội, đột biến đa bội.

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Trình bày cơ chế đột biến gây hội chứng Klinefelter ở người.

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Quan sát hình 6.5 và nhận xét sự sai khác cấu trúc nhiễm sắc thể trước và sau đột biến.

Xem lời giải >>