Đề bài

Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn giảm bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn sẽ

  • A.

    luân phiên tăng giảm

  • B.

    không thay đổi

  • C.

    giảm bấy nhiêu lần

  • D.

    tăng bấy nhiêu lần

Phương pháp giải

Vận dụng Định luật Ohm

Lời giải của GV HocTot.XYZ

Theo định luật Ohm: \(I = \frac{U}{R}\). Khi hiệu điện thế giảm bao nhiêu lần, cường độ dòng điện cũng giảm bấy nhiêu lần.

Đáp án C

Đáp án : C

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Vì sao có thể điều chỉnh được độ sáng của chiếc đèn pin trong hình 7.1 bằng cách vặn núm xoay?

 

Hình 7.1. Đèn pin

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Dựa vào độ sáng của đèn, em hãy:

a) So sánh cường độ dòng điện trong mạch khi dùng R1 và khi dùng R2

b) Chứng tỏ các đoạn dây dẫn khác nhau có tác dụng cản trở dòng điện khác nhau.

Xem lời giải >>
Bài 3 :

• So sánh độ sáng của đèn khi dùng R1, và khi dùng R2.

Xem lời giải >>
Bài 4 :

a) Tác dụng cản trở dòng điện của hai đoạn dây dẫn R1 và R2, có khác nhau như trong thí nghiệm 1 hay không?

b) Rút ra nhận xét về mối liên hệ giữa cường độ dòng điện trong đoạn dây dẫn với hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn dây dẫn đó và mô tả mối liên hệ đó bằng biểu thức toán học.

c) Dự đoán độ lớn của cường độ dòng điện qua R1 và qua R2, khi hiệu điện thế là 2,2 V. Tiến hành thí nghiệm để kiểm tra kết quả đó.

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Bảng 7.1. Kết quả thí nghiệm tìm hiểu mối liên hệ giữa cường độ dòng điện và hiệu điện thế hai đầu đoạn dây dẫn

Lần

U (V)

I1 (A)

I2 (A)

1

0,2

0,1

0,2

2

0,4

0,2

0,4

3

0,8

0,4

0,8

4

1,6

0,8

1,6

5

3,2

1,6

3,2

 

• Với mỗi giá trị của hiệu điện thế, so sánh cường độ dòng điện qua R1 và cường độ dòng điện qua R2.

• Tính tỉ số U/I của mỗi đoạn dây dẫn và rút ra nhận xét.

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Cần đặt vào hai đầu đoạn dây dẫn một hiệu điện thế bằng bao nhiêu để cường độ dòng điện trong dây dẫn lớn gấp 2 lần cường độ dòng điện khi hiệu điện thế là 1,2 V?

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Tác dụng cản trở dòng điện của đoạn dây dẫn x lớn gấp 2 lần đoạn dây dẫn y. Nếu hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn dây dẫn x là Ux = 1,2 V thì cần đặt vào hai đầu đoạn dây dẫn y một hiệu điện thế Uy bằng bao nhiêu? Biết rằng, cường độ dòng điện trong hai đoạn dây dẫn là như nhau.

Xem lời giải >>
Bài 8 :

1. Đề xuất phương án thí nghiệm để kiểm tra sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài và tiết diện của đoạn dây dẫn.

2. Dựa vào bảng 7.3, tính điện trở của đoạn dây nicrom dài 0,5 m và có tiết diện 1 mm².

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Nếu lần lượt thay điện trở trong sơ đồ mạch điện ở hình bên bằng các điện trở khác nhau thì số chỉ của ampe kế có thay đổi không?

Nếu thay đổi nguồn điện khác nhau thì cường độ dòng điện chạy qua điện trở có thay đổi không?

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Thí nghiệm tìm hiều tính chất của điện trở

Chuẩn bị:

- Nguồn điện một chiều 12 V;

- Một bóng đèn 2,5 V;

- Ba vật dẫn là ba điện trở R1, R2, R3;

- Công tắc, các dây nối.

Tiến hành:

- Mắc điện trở R1 vào mạch điện theo sơ đồ Hình 11.1.

 

- Đóng công tắc, quan sát độ sáng của bóng đèn và ghi vào vở theo mẫu bảng 11.1

- Lần lượt thay điện trở R1 bằng điện trở R2 và R3, trong mỗi trường hợp hãy quan sát độ sáng của bóng đèn và ghi vào vở theo mẫu Bảng 11.1

 

Thực hiện yêu cầu sau:

So sánh độ sáng của bóng đèn trong 3 trường hợp, rút ra kết luận về tính chất của điện trở

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Trả lời câu hỏi thứ nhất nêu ở phần mở bài

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Thí nghiệm tìm hiểu sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế

Chuẩn bị:

- Nguồn điện một chiều 12 V;

- Một ampe kế và một vôn kế;

- Vật dẫn là một điện trở;

- Công tắc, các dây nối.

Tiến hành:

- Mắc mạch điện theo sơ đồ Hình 11.1.

- Đóng khóa K, điều chỉnh biến trở để hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch AB lần lượt là 0 V, 3 V, 6 V, 9 V, 12 V. Ghi lại số chỉ của ampe kế mỗi lần đo vào vở theo mẫu tương tự Bảng 11.2.

 

Thực hiện các yêu cầu sau:

1. Nhận xét sự thay đổi cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn khi thay đổi hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn.

2. Rút ra mối quan hệ giữa cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn và hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn.

3. Hãy dự đoán giá trị của cường độ dòng điện trong các ô còn trống minh họa ở Bảng 11.2.

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Chọn trục tung biểu diễn các giá trị của cường độ dòng điện I (A); trục hoành biểu diễn các giá trị của hiệu điện thế U (V) (Hình 11.2). Sử dụng số liệu thu được từ thí nghiệm, vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của I vào U.

 

2. Nhận xét đồ thị:

- Đồ thị là đường cong hay đường thẳng?

- Đồ thị có đi qua gốc toạ độ không?

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Từ số liệu thu được ở Bảng 11.2, xác định thương số \(\frac{U}{I}\) đối với mỗi lần đo. Có nhận xét gì về giá trị thương số \(\frac{U}{I}\)?

Xem lời giải >>
Bài 15 :

1. Một bóng đèn xe máy lúc thắp sáng có điện trở 12 \(\Omega \) và cường độ dòng điện đi qua dây tóc bóng đèn là 0,5 A. Tính hiệu điện thế giữa hai đầu dây tóc bóng đèn khi đó.

2. Khi hiệu điện thế giữa hai đầu một đoạn mạch là 2 V thì cường độ dòng điện đi qua là 0,4 A. Hỏi hiệu điện thế sẽ phải bằng bao nhiêu để cường độ dòng điện đi qua đoạn mạch là 0,8 A?

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Trong chương trình Khoa học tự nhiên lớp 8, ta đã biết độ sáng của đèn phụ thuộc vào cường độ dòng điện chạy qua nó. Ở mạch điện hình bên dưới, khi lắp thêm một pin vào mạch điện, ta thấy bóng đèn sáng mạnh hơn. Cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn phụ thuộc như thế nào vào hiệu điện thế giữa hai đầu của nó?

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Tiến hành thí nghiệm (Hình 8.1), từ đó nêu nhận xét về khả năng cản trở dòng điện của các vật dẫn điện dùng trong thí nghiệm.

 

Xem lời giải >>
Bài 18 :

1. Tiến hành thí nghiệm (Hình 8.2), từ đó nêu nhận xét về sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn dây dẫn.

2. Nêu nhận xét về tỉ số \(\frac{U}{I}\)đối với đoạn dây dẫn trong thí nghiệm.

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Nêu nhận xét về hình dạng của đồ thị.

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Trả lời câu hỏi đã nêu ở phần Mở đầu bài học.

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Có hai đoạn dây khác nhau. Lần lượt đặt hiệu điện thế U = 12 V vào giữa hai đầu của mỗi đoạn dây dẫn thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn thứ nhất là I1 = 1,2 A, qua đoạn dây dẫn thứ hai là I2 = 0,8 A. Tính điện trở của mỗi đoạn dây dẫn đó.

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Cho đoạn dây dẫn có điện trở R = 20 Ω.

a) Khi mắc đoạn dây dẫn này vào hiệu điện thế 6 V thì dòng điện chạy qua nó có cường độ là bao nhiêu?

b) Muốn cường độ dòng điện chạy qua đoạn dây dẫn này tăng thêm 0,3 A so với trường hợp trên thì hiệu điện thế đặt giữa hai đầu đoạn dây dẫn khi đó là bao nhiêu?

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Cho đoạn mạch điện AB như hình bên. Điện trở R có trị số 10 Ω. Khi biến trở Rb được điều chỉnh từ giá trị 0 đến 40 Ω thì số chỉ nhỏ nhất và lớn nhất của vôn kế bằng bao nhiêu? Biết UAB = 12 V.

 

Xem lời giải >>
Bài 24 :

 Biểu thức đúng của định luật Ôm là:

Xem lời giải >>
Bài 25 :

 Một dây dẫn có điện trở 50 Ω chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 300 mA. Hiệu điện thế lớn nhất đặt giữa hai đầu dây dẫn đó là:

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng thì:

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn có dạng là:

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Cường độ dòng điện qua bóng đèn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn. Điều đó có nghĩa là nếu hiệu điện thế tăng 1,2 lần thì:

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 6V thì cường độ dòng điện qua nó là 0,5A. Nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn là 24V thì cường độ dòng điện qua nó là:

Xem lời giải >>
Bài 30 :

 Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,5A. Nếu hiệu điện thế đặt vào điện trở đó là 36V thì cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn đó là bao nhiêu?

Xem lời giải >>