Nội dung từ Loigiaihay.Com
Bạn Hoa nói rằng: “Nếu hai đường thẳng phân biệt a và b cùng vuông góc với đường thẳng c thì a và b vuông góc với nhau”. Bạn Hoa nói đúng hay sai? Vì sao?
Dựa vào kiến thức đã học phía trên để trả lời câu hỏi.
Bạn Hoa nói sai. Vì
+ TH1: a, b, c cùng nằm trong một mặt phẳng.
Theo quan hệ từ vuông góc tới song song: {a⊥cb⊥c⇒a//b.
+ TH2: a, b, c nằm khác mặt phẳng. Nếu a và b cùng vuông góc với c thì a, b nằm chéo nhau.
Các bài tập cùng chuyên đề
Bài 1 :
Cho tứ diện OABC có OA,OB,OC đôi một vuông góc. Vẽ đường thẳng qua O và vuông góc với (ABC) tại H. Chứng minh AH⊥BC.
Bài 2 :
Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình vuông cạnh bằng a√2, có các cạnh bên đều bằng 2a.
a) Tính góc giữa SC và AB.
b) Tính diện tích hình chiếu vuông góc của tam giác SAB trên mặt phẳng (ABCD).
Bài 3 :
Một cái lều có dạng hình lăng trụ ABC.A′B′C′ có cạnh bên AA′vuông góc với đáy (Hình 24). Cho biết AB=AC=2,4m;BC=2m;AA′=3m.
a) Tính góc giữa hai đường thẳng AA′ và BC; A′B′ và AC.
b) Tính diện tích hình chiếu vuông góc của tam giác ABB′ trên mặt phẳng (BB′C′C).
Bài 4 :
Cho hình lăng trụ ABC.A’B’C’ có H là trực tâm của tam giác ABC. Chứng minh rằng AH vuông góc với B’C’.
Bài 5 :
Trong Hình 7 cho ABB’A’, BCC’B’, ACC’A’ là các hình chữ nhật. Chứng minh rằng AB⊥CC′,AA′⊥BC.
Bài 6 :
Cho hình chóp S.ABCD có SA⊥(ABCD) và đáy ABCD là hình chữ nhật. Chứng minh rằng các tam giác SBC và SCD là các tam giác vuông.
Bài 7 :
Cho hình chóp S.ABC. Gọi H là hình chiếu của S trên mặt phẳng (ABC).
a) Xác định hình chiếu của các đường thẳng SA, SB, SC trên mặt phẳng (ABC).
b) Giả sử BC⊥SA,CA⊥SB. Chứng minh rằng H là trực tâm của tam giác ABC và AB⊥SC.
Bài 8 :
Cho tứ diện ABCD có AB⊥(BCD), các tam giác BCD và ACD là những tam giác nhọn. Gọi H, K lần lượt là trực tâm của các tam giác BCD, ACD (Hình 31). Chứng minh rằng:
a) CD⊥(ABH).
b) CD⊥(ABK).
c) Ba đường thẳng AK, BH, CD cùng đi qua một điểm.
Bài 9 :
Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành. Tam giác ABC nhọn có trực tâm H là hình chiếu của S trên (ABCD). Chứng minh rằng:
a) SA ⊥ AD.
b) SC ⊥ CD.
Bài 10 :
Cho hình chóp S.ABCD có SA ⊥ (ABC), BC ⊥ AB. Lấy hai điểm M, N lần lượt là trung điểm của SB, SC và điểm P nằm trên cạnh SA. Chứng minh rằng tam giác MNP là tam giác vuông.
Bài 11 :
Cho tứ diện OABC có OA, OB, OC đôi một vuông góc với nhau. Gọi H là hình chiếu của O trên mặt phẳng (ABC). Chứng minh rằng:
a) BC⊥(OAH).
b) H là trực tâm của ΔABC.
c) 1OH2=1OA2+1OB2+1OC2.
Bài 12 :
Cho hình lăng trụ ABC.A'B'C' có AA′⊥(ABC). Trong mặt phẳng (ABC), gọi H là hình chiếu của A trên BC. Chứng minh rằng BC⊥A′H.
Bài 13 :
Cho hình hộp ABCD.A'B'C'D' có ABCD là hình thoi, AA′⊥(ABCD). Chứng minh rằng:
a) BB′⊥(A′B′C′D′);
b) BD⊥A′C.
Bài 14 :
Cho đoạn thẳng AB và mặt phẳng (P) sao cho (P)⊥AB và (P) cắt đoạn thẳng AB tại điểm H thoả mãn HA = 4 cm, HB = 9 cm. Điểm C chuyển động trong mặt phẳng (P) thoả mãn ^ACB=900. Chứng minh rằng điểm C thuộc đường tròn tâm H bán kính 6 cm trong mặt phẳng (P).
Bài 15 :
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông tâm O và SA⊥(ABCD). Gọi M và N lần lượt là hình chiếu của điểm A trên các đường thẳng SB và SD.
a) SA⊥AO.
b) AC⊥(SBD).
c) Đường thẳng AM không vuông góc với mặt phẳng (SBC).
d) Gọi K là giao điểm của SC với mặt phẳng (AMN). Khi đó tứ giác AMNK có hai đường chéo vuông góc với nhau.
Bài 16 :
Tứ diện đều ABCD có M, N lần lượt là trung điểm của các cạnh AB và CD. Mệnh đề nào sau đây sai?
AB⊥CD
MN⊥AB
MN⊥BD
MN⊥CD