Đề bài

Cho các cặp chất sau: Cu và H2SO4; Fe và AgNO3; Zn và Pb(NO3)2; Fe và MgCl2; Al và H2SO4. Có bao nhiêu cặp chất xảy ra phản ứng?

  • A.

    2

  • B.

    3

  • C.

    4

  • D.

    5

Phương pháp giải

Dựa vào dãy hoạt động hóa học của kim loại.

Lời giải của GV HocTot.XYZ

Cu đứng sau H trong dãy hoạt động hóa học nên không có phản ứng với H2SO4.

Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag

Zn + Pb(NO3)2 → Zn(NO3)2 + Pb

Fe đứng sau Mg trong dãy hoạt động hóa học nên không đẩy được MgCl2.

2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

Đáp án B

Đáp án : B

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Viết phương trình hóa học phản ứng giữa kẽm (zinc), đồng với khí oxygen

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Tại sao đồ vật làm bằng kim loại như sắt, nhôm, kẽm, đồng,… để lâu trong không khí bị mất ánh kim, còn đồ trang sức bằng vàng để lâu trong không khí vẫn sáng, đẹp?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

- Thí nghiệm natri (sodium) tác dụng với chlorine được thực hiện như sau:

Đun nóng chảy một mẩu natri rồi đưa nhanh vào bính khí chlorine (màu vàng lục), natri cháy trong khí chlorine tạo thành tinh thể muối ăn có màu trắng (hình 18.3)

- Thí nghiệm sắt tác dụng với khí chlorine được thực hiện như sau:

Đốt đầu của dây sắt (đã được uốn hình lò xo) bằng đèn cồn đến nóng đỏ rồi đưa nhanh vào bình khí chlorine, sắt cháy trong khí chlorine tạo thành muối iron (III) chloride màu nâu đỏ (Hình 18.4)

Thực hiện yêu cầu sau:

Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra ở trên

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Viết phương trình hóa học của các phản ứng giữa kim loại Mg, Zn với phi kim S

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Biết rằng ở nhiệt độ cao, hơi nước tác dụng với sắt tạo thành Fe3O4. Viết phương trình hóa học của phản ứng

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Phản ứng của kim loại kẽm với dung dịch hydrochloric acid được dùng để điều chế khí hydrogen trong phòng thí nghiệm. Tính lượng kẽm và thể tích dung dịch hydrochloric acid 1M cần dùng để điều chế 250 ml khí hydrogen (điều kiện chuẩn)

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra khi cho kim loại magnesium vào dung dịch hydrochloric acid

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Mô tả một số điểm khác biệt trong tính chất của các kim loại Al, Fe, Au theo gợi ý sau:

- Khác biệt trong tính chất vật lí.

- Khác biệt trong tính chất hóa học khi tác dụng với

a) oxygen; b) Dung dịch hydrochloric acid.

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Trình bày tính chất hóa học của kim loại theo gợi ý sau:

- Nêu tính chất hóa học cơ bản của kim loại

- Viết phương trình hóa học minh họa cho mỗi tính chất

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Viết các phương trình hóa học minh họa một số tính chất hóa học của kim loại mà em biết.

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Quan sát hình 15.6 và cho biết khả năng phản ứng của natri với khí chlorine (b) như thế nào

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Thủy ngân dễ bay hơi và rất độc. Nếu chẳng may nhiệt kế thủy ngân bị vỡ thì có thể dùng bột lưu huỳnh rắc lên thủy ngân vì thủy ngân tác dụng với lưu huỳnh tạo thành chất mới không bay hơi và dễ thu gom hơn. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Quan sát hình 15.7 cho biết trước, trong và sau một thời gian phản ứng, màu của dung dịch CuSO4 và đinh sắt thay đổi như thế nào? Giải thích

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra khi cho Zn tác dụng với O2, dung dịch H2SO4 loãng và dung dịch muối CuSO4

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Giải thích vì sao thực phẩm có chất chua không nên đựng trong đồ dùng bằng kim loại mà nên đựng trong đồ dùng bằng thủy tinh, sành hoặc sứ.

Xem lời giải >>
Bài 16 :

So sánh sự khác biệt về tính chất vật lí, tính chất hóa học và một số ứng dụng quan trọng của nhôm, sắt, vàng

Xem lời giải >>
Bài 17 :

a) Có thể dùng phản ứng hóa học nào để tách được kim loại đồng từ hợp chất copper(II) sulfate?

b) Có thể tách natri từ hợp chất sodium chloride bằng các dùng phản ứng tương tự như tác đồng từ hợp chất copper(II) sulfate không? Giải thích

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Trong các kim loại Zn, Fe và Ag, kim loại nào phản ứng được với

a) dung dịch hydrochloric acid?

b) dung dịch copper(II) sulfate?

Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra (nếu có)

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Viết các phương trình hóa học để hoàn thành những chuỗi phản ứng sau:

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Vì sao một số kim loại như magnesium, kẽm để lâu ngoài không khí sẽ mất đi ánh kim ban đầu?

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Phản ứng giữa kim loại với các phi kim khác nhau có tạo thành sản phẩm giống nhau không? Giải thích.

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Viết phương trình hóa học của các phản ứng:

a) Zn + O2 \( \to \)?

b) Na + Cl2 \( \to \)?

c) K + S \( \to \)?

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Theo em, khi cho mẩu sodium vào nước thì diễn ra sự biến đổi vật lí hay hóa học? Vì sao dung dịch trong chậu thủy tinh lại chuyển sang màu hồng?

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Viết phương trình hóa học của phản ứng sau:

K + H2O \( \to \)?

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Hãy cho biết sản phẩm tạo thành khi cho kim loại aluminium vào dung dịch hydrochloric acid. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Hãy dự đoán và viết phương trình hóa học của phản ứng khi cho kim loại đồng vào dung dịch AgNO3

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Em hãy thiết kế sơ đồ tư duy để hệ thống lại tính chất hóa học chung của kim loại

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Vì sao các đồ dùng (cửa, bàn, ghế,…) làm từ vật liệu kim loại thường phải sơn phủ một lớp trên bề mặt?

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Vì sao các nhà khảo cổ khi khám phá thấy đồ vật bằng vàng thường vẫn còn nguyên vẹn, không bị hoen gỉ?

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Trong cuộc sống, ta thường thấy những kim loại như sắt, đồng bị gỉ sét, mất vẻ sáng bóng khi để lâu trong không khí. Ngược lại, những đồng tiền vàng vẫn giữ sáng bóng. Vì sao lại có hiện tượng đó?

Xem lời giải >>