Bài tham khảo- Thanh minh trong tiết tháng baMột cuộc du xuân - đây là sự kiện mở màn cho cuộc đời thiếu nữ phong lưu và xuân sắc của Thúy Kiều
Thanh minh trong tiết tháng ba Một cuộc du xuân đây là sự kiện mở màn cho cuộc đời thiếu nữ phong lưu và xuân sắc của Thúy Kiều. Cuộc du xuân mở đầu cho phần thứ nhất trong hệ thống ba biến cố thông thường của cốt truyện cổ điển: "Gặp gỡ - Tai biến - Đoàn tụ". Chúng ta sẽ bắt gặp ở đoạn thơ này một bức tranh thiên nhiên sáng tươi xinh đẹp và hội đạp thanh tưng bừng náo nhiệt. Nhưng cũng chính ở phần "Gặp gỡ " mà thông thường sẽ chưa có bóng dáng của tai họa lại đã xuất hiện một nấm mồ, một cuộc đời và một nét cảm xưa có màu sắc bi kịch vế số phận của hồng nhan.
Mặc dầu câu thơ thứ hai trong đoạn có thể đưa đến một liên tưởng, một ấn tượng nào đó về thời gian tuổi thọ, nhưng chủ yếu toàn bộ sáu câu thơ đầu tiên là một bức tranh thiên nhiên rực rỡ ánh sáng và màu sắc trong trẻo của bầu trời “thanh minh", của hình ảnh đàn chim én bay qua bay lại linh họat, nhịp nhàng, của nội cỏ mênh mông một màu tươi sáng pha hòa giữa màu xanh lá cây và màu xanh cỏ non và của một cành lê thanh tú "trắng điểm một vài bông hoa". Con người trong tiết thanh minh đi sửa sang phần mộ và tìm đến những bóng hình của quá khứ, đó là lễ nghi truyền thống. Nguyễn Du đã chứng tỏ tài năng bậc thầy về ngôn ngữ ngay ở câu thơ tự sự ngắn gọn về một sinh họat thông thường: "Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh". Nghi lễ vào hội hè có thể có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, nhưng đó vẫn là hai hình thức sinh họat văn hóa có khác biệt: Hội đạp thanh là cuộc vui chơi trên dặm cỏ xanh của lứa tuổi xuân xanh. Hội đạp thanh là một cuộc sống hiện tại và có thể tìm đến những sợi tơ hồng của mai sau. Trong tiết thanh minh, có hồi ức và tưởng niệm quá khứ ("lễ là tảo mộ") nhưng cũng có khát khao và hoài vọng nhìn về phía trước của cuộc đời ("hội là đạp thanh"). Sau câu thơ mở đầu là một bức tranh "đượm vẻ nhiên nhiên" diễm lệ và tươi sáng. Vẫn chỉ là ngòi bút phác họa, chấm phá nhưng chủ yếu nhà thơ đã sử dụng từ ngữ dân tộc (trong đó có những câu thơ có thể gọi là "thuần Nôm"), đã lựa chọn những đường nét, những hình ảnh, những màu sắc dưa vào một tổng thể cấu trúc hội họa hài hòa giữa bức phông màu thiên thanh và những cánh chim én đậm màu sắc, sắc nét, giữa cành lê trong trắng trên nền cỏ mùa xuân tươi xanh. Tiếp theo hình tượng thiên nhiên là ngôn ngữ tự sự về cảnh lễ hội. Một hệ thống danh từ và động từ kép: "gần xa, yến anh, chị em, tài tử, giai nhân, nô nức, sắm sửa, dập dìu, ngổn ngang" biểu hiện những họat động nhộn nhịp, náo nhiệt, tươi vui của mọi người và đây lại là một dòng những con người trẻ tuổi "nam thanh nữ tú" với ngựa xe, trang phục đông đúc, chen chúc. Lễ viếng thăm phần mộ tưng bừng, náo nhiệt, xen kẽ ngày hội ngộ của tuổi thanh xuân đã hoàn chỉnh bức tranh mùa xuân khi cỏ cây hoa lá vẫn đang độ tươi xanh rực rỡ, khi không trung và ánh sáng đã trở nên trong trẻo và ấm áp hơn. Dường như ánh sáng mùa xuân, niềm vui lễ hội đang bao trùm tất cả nhân gian (trong đó có ba chị em họ Vương). Thông qua sinh họat du xuân của chị em Thúy Kiều, Nguyễn Du đã khắc họa hình ảnh một truyền thống văn hóa lễ hội xa xưa và một cung cách sống của gia đình viên ngoại họ Vương. 2. Một nấm mồ vô chủ và một số kiếp hồng nhan. Thời gian đã chuyển qua, bóng dương chênh chếch xế chiều "tà bóng ngả về Tây”. Nhưng đây không chi là hoàng hôn của cảnh vật, dường như con người cũng chìm trong một cảm xúc bang khuâng khó tả. Trong văn học trung dại, chiều tà thường gợi lên ý niệm nhớ nhung, hoài niệm hoặc tàn tạ thê lương "Quán thu phong đứng vũ tà huy - Ai đem nhân ảnh nhuộm màu tà dương" (Cung oán ngâm khúc). Cuộc du xuân ngoạn cảnh đã xong, đã chấm dứt lễ hội tưng bừng náo nhiệt. Tâm hổn con người dường như cũng "chuyển diệu" theo sự thay đổi của thời gian và tàn cuộc thanh minh để mang chút bâng khuâng thơ thẩn trên dặm đường về. Thời gian và tâm trạng đỏ báo hiệu sự biến đối trong không gian. Ở đây chỉ có ba hình ảnh để tả phong cảnh: một dòng suối nhỏ, chiếc cầu nhỏ và một nấm mồ nhỏ. Cũng vẫn chỉ là ngòi bút phác họa qua sáu câu thơ. Đối lập với cảnh đông đúc ồn ào của lễ hội ở trên là một không gian cô tịch với dòng suối nhỏ uốn khúc "nao nao" nhẹ nhàng, dòng suối bé nhỏ tội nghiệp đến mức chỉ cần một “ nhịp cầu nho nhỏ" bắc ngang là đủ để con người đi qua. Miêu tả dòng suối hay là miêu tả nỗi niềm nao nao xao động của lòng người? Giữa cảnh vật và lòng người dường như không có đường viền. Cũng như vậy, Nguyễn Du dùng những trạng từ kép: "sè sè, dàu dàu..." nấm đất thấp bé gợi hình ảnh một số phận nhỏ nhoi. Và riêng ngọn cỏ ở đây không hé mang một màu "xanh tận chân trời" như trên, mà lại chen màu vàng úa và "dàu dàu" héo hon, ù rũ. Những từ ngữ "thanh thanh, nao nao, dàu dàu..” biểu đạt sắc thái cảnh vật nhưng đồng thời cũng bộc lộ làm trạng của con người. Mội khung cảnh hoàng hôn báo hiệu ngày tàn đối lập với thiên nhiên trong tiết thanh minh tươi sáng, một nấm mồ cô quạnh, thê lương đối lập với lễ tảo mộ đông đúc, náo nhiệt. Một bức tranh đối lập khiến con người đa cảm phải thốt lên mội câu hỏi ngạc nhiên (Rằng: "Sao trong tiết thanh minh, Mà đây hương khói vắng tanh thế mà”). Khung cảnh hoang vắng thê lương ấy minh chứng một câu chuyện thương tâm về một con người, một cuộc đời và một kết thúc đã bị cuộc đời lãng quên. GS. Đãng Thanh Lê (Trích "Giảng văn Truyện Kiều") II. Phân tích đoạn thơ "Chị em Thúy Kiểu" trích trong "Truyện Kiều" của thi hào dân tộc Nguyễn Du. Thơ cổ viết về giai nhân thì đoạn thơ "Chị em Thúy Kiều" trích trong "Truyện Kiều" của thi hào Nguyễn Du là một trong những vần thơ tuyệt bút. 24 câu lục bát đã miêu tả sắc, tài và đức hạnh chị em Thúy Kiều, Thúy Vân hai tuyệt thế giai nhân với tất cả tấm lòng quý mến và trân trọng của nhà thơ thiên tài dân tộc. 1. Bốn câu đầu, Nguyền Du giới thiệu vị thứ trong gia đình: Thúy Kiểu là chị, em là Thúy Vân", là con đầu lòng của ông bà Vương Viên ngoại. "Hai ả tố nga" là hai cô gái xinh xắn, xinh tươi. Cốt cách thanh cao như mai (một loài hoa đẹp và quý), tinh thần trinh trắng như tuyết. Hai chị em có nhan sắc tâm hồn hoàn mĩ "mười phân vẹn mười", tuy thế, mỗi người lại có một nét đẹp riêng "mỗi ngườì một vẻ". Một cái nhìn phái hiện đầy trân trọng; lấy mai và tuyết làm chuẩn mực cho cái đẹp. Nguyễn Du miêu tả tâm hổn trong sáng, trinh trắng làm rõ cái thần bức chân dung thiếu nữ. 2.Bốn câu tiếp theo tả nhan sắc Thúy Vân. Mỗi câu thơ là một nét vẽ tài hoa về bức chân dung giai nhân. Cử chỉ, cách đi đứng rất trang trọng quý phái. Cách ứng xử thì đoan trang. Mày nở nang, thanh tú như mày con ngài. Gương mặt xinh tươi như trăng rằm. Nụ cười tươi thắm như hoa. Tiếng nói trong như ngọc. Tóc mềm, bóng mượt đến nỗi "mây thua". Da trắng mịn làm cho tuyết phải "nhường". Cách miêu tả đặc sắc, biến hóa. Sử dụng ẩn dụ, nhân hóa tài tình: "Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang Hoa cười, ngọc thốt đoan trang" Dùng thủ pháp so sánh, nhân hóa: "Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da". Từ ngữ: "trang trọng", "đoan trang" là 2 nét vẽ tinh tế, gợi tả cái thần của bức chân dung ả tố nga: vẻ đẹp quý phái, phúc hậu. Mội cái nhìn nhân văn đầy quý mến trân trọng của nhà thơ khi miêu tả Thúy Vân. Mười hai câu tiếp theo tả sắc, tài Thúy Kiều. Nguyễn Du tả "Thúy Vân trước, tả Thúy Kiều sau, chỉ dùng 4 câu tả Thúy Vân, dùng đến 12 câu tả Thúy Kiều. Đó là một dụng ý nghệ thuật của nhà thơ, Kiều không chỉ đẹp mà còn giàu tài năng, vẻ đẹp cùa Kiều là "sắc sảo, mặn mà", đẹp "nghiêng nước nghiêng thành". Kiều là tuyệt thế giai nhân "sắc đành đòi một". Tài nàng thì may ra còn có người thứ hai nào đó bằng Kiều: "tài đành họa hai". Nguyễn Du dùng biện pháp tu từ ẩn dụ so sánh kết hợp với nhân hóa thậm xưng để ca ngợi và miêu tả nhan sắc Thúy Kiều: "Làn thu thủy, nét xuân sơn, Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh". Mắt đẹp xanh trong như nước hổ thu, lông mày thanh tú như dáng vè, nét núi mùa xuân. Môi hồng má thắm làm cho "hoa ghen” nước da trắng xinh làm cho liễu phải "hờn". Vẫn lấy vẻ đẹp thiên nhiên (thu thủy, xuân sơn, hoa, liễu) làm chuẩn mực cho cái đẹp giai nhân, đó là bút pháp ước lệ trong thơ cổ. Tuy nhiên, nét vẽ của Nguyễn Du tài hoa quá, nét vẽ nào cũng có thần rất dẹp, một vẻ dẹp nhân văn. Kiều "thông minh vốn sẵn tính trời", nghĩa là thông minh bẩm sinh, cho nên các môn nghệ thuật như thi, họa, ca, ngâm, chỉ là các thú tao nhã nhưng nàng rất sành điệu, điêu luyện: "lầu bậc", "ăn đứt" hơn hẳn thiên hạ: “ Thông minh vốn sẵn tính trời, Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm, Cung thương lầu bậc ngũ âm, Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương” Kiều giỏi về âm luật, giỏi đến mức "lầu bậc". Cây đàn mà nàng chơi là cây đàn hồ cầm; tiếng đàn cùa nàng thật hay "ăn đứt" bất cứ nghệ sĩ nào. Kiều còn biết sáng tác âm nhạc, tên khúc đàn của nàng sáng tác ra là một "thiên bạc mệnh" nghe buồn thê thiết "não nhân", làm cho lòng người sầu não, đau khổ. Các từ ngữ: sắc sảo, mặn mà, phần hơn, ghen, hờn, nghiêng nước nghiêng thành, đòi một, họa ha, vốn sẵn, pha nghề, đủ mùi, lầu bậc, ăn đứt, bạc mệnh, não nhân, tạo nên một hệ thống ngôn ngữ cực tả tài sắc và hé lộ dự báo số phận bạc mệnh của Kiều, như ca dao lưu truyền: "Một vừa hai phải ai ơi! Tài tình chi lắm cho trời đất ghen". 4. Bốn câu cuối đoạn nói về đức hạnh 2 ả tổ nga: Tuy là khách "hồng quần", đẹp thế, tài thế, lại "phong lưu rất mực", đã tới tuần "cập kê" nhưng "hai ả tố nga" đã và đang sống một cuộc đời nền nếp, gia giáo: "Êm đềm trựớng rủ màn che, Tường đông ong bướm đi về mặc ai". Câu thơ "Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê” là một câu thơ độc đáo về thanh điệu, về sử dụng phụ âm "x" (xuân xanh xấp xỉ), phụ âm "t" (tới tuần), phụ âm "c-k" (cập kê) tạo nên âm điệu nhẹ nhàng, êm đềm của cuộc sống yên vui, êm ấm của thiếu nữ phòng khuê. Đoạn thơ nói về “ Chị em Thúy Kiều" là một trong những đoạn thơ hay nhất, đẹp nhất trong 'Truyện Kiều" được nhiều người yêu thích và thuộc. Ngôn ngữ thơ tinh luyện, giàu cảm xúc. Nét vẽ hàm súc, gợi cảm, nét vẽ nào cũng có thẩn. Các biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh, nhân hóa được thi hào vận dụng thần tình tạo nên những vần thơ ước lệ mà trữ tình, đầy chất thơ. Hàm ẩn sau hức chân dung mĩ nhân là cả một tấm lòng qúy mến, trân trọng. Đó là nghệ thuật tả người điêu luyện của thi hào Nguyền Du mà ta cảm nhận được. HocTot.XYZ
|