Cách tổ chức và chiến đấu của nghĩa quân Bãi Sậy có những điểm gì khác với nghĩa quân Ba Đình ?
Giải bài tập 1 trang 136 SGK Lịch sử 11
Đề bài
Cách tổ chức và chiến đấu của nghĩa quân Bãi Sậy có những điểm gì khác với nghĩa quân Ba Đình?
Phương pháp giải - Xem chi tiết
dựa vào sgk Lịch sử 11 trang 128-131 để so sánh.
Lời giải chi tiết
Nội dung |
Nghĩa quân Bãi Sậy |
Nghĩa quân Ba Đình |
Cách tổ chức |
- Địa bàn rộng hơn và không cố thủ ở một nơi. - Đóng quân ở Bãi Sậy (Hưng Yên) và Hai Sông (Hải Dương) nhưng không tập trung quân ở đây mà chia thành những toán nhỏ cơ động linh hoạt, trà trộn với dân và hoạt động trên khắp các tuyến giao thông thuỷ bộ ở đồng bằng Bắc Kì. |
- Địa bàn hẹp hơn và cố thủ trong căn cứ. - Nghĩa quân có khoảng 300 người chiến đấu tập trung trong căn cứ Ba Đình được xây dựng kiên cố, vững chắc. |
Cách chiến đấu |
- Sử dụng lối đánh du kích với yếu tố bất ngờ, tấn công quân địch khi chúng đang trên đường hành quân. - Ngoài đánh địch còn tiến hành binh vận, chống càn, đánh đồn,... |
- Sử dụng lối đánh công kiên, tấn công trực diện với quân giặc. - Ban đầu chặn đánh các đoàn xe vận tải của địch, nhưng về sau chủ yếu là chiến đấu tập trung dựa vào hệ thống công sự của căn cứ Ba Đình. |
HocTot.XYZ
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 - Xem ngay
-
Lập bảng hệ thống kiến thức về các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương.
Giải bài tập 2 trang 136 SGK Lịch sử 11
-
Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm nào khác so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương chống Pháp ?
Giải bài tập 3 trang 136 SGK Lịch sử 11
-
Tóm lược các giai đoạn phát triển của khởi nghĩa Yên Thế từ năm 1884 đến năm 1913
Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 135 SGK Lịch sử 11. Tóm lược các giai đoạn phát triển của khởi nghĩa Yên Thế
-
Tại sao khởi nghĩa Hương Khê được coi là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của phong trào Cần Vương ?
Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 133 SGK Lịch sử 11
-
Tóm lược các giai đoạn phát triển của khởi nghĩa Hương Khê
Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 133 SGK Lịch sử 11