Cảm xúc trữ tình trong bài Cây tre Việt Nam của Thép Mới

Cây tre Việt Nam được nhà văn, nhà báo Thép Mới viết để làm lời bình cho bộ phim cùng tên của các nhà điện ảnh Ba Lan.

Đề bài: Cảm xúc trữ tình trong bài Cây tre Việt Nam của Thép Mới (Ngữ văn 6 - Tập II).

Bài làm

Cây tre Việt Nam được nhà văn, nhà báo Thép Mới viết để làm lời bình cho bộ phim cùng tên của các nhà điện ảnh Ba Lan. Bài văn có chất kí, nhưng tác giả đã khéo kết hợp miêu tả, thuyết minh với trữ tình và bình luận nên bài văn không khô khan. Có thể nói Cây tre Việt Nam là một bài tuỳ bút- trữ tình đặc sắc, một bài thơ - văn xuôi đẹp và hàm chứa nhiều ý nghĩa.

Bộ phim Cây tre Việt Nam được thực hiện sau khi cuộc kháng chiến chông thực dân Pháp của nhân dân ta kết thúc thắng lợi. Thông qua hình ảnh cây tre, bộ phim thể hiện đất nước và con người Việt Nam. Có lẽ khi viết bài văn này, Thép Mới đã “hoà” dòng cảm xúc dạt dào vào ngòi bút của mình để viết lên những dòng vãn, trang văn trữ tình đến như vậy! Phải chăng đó là cảm xúc kiêu hãnh, tự hào với những phẩm chất đáng quí của dân tộc Việt Nam đã được kết tinh và hội tụ từ bao đời nay, từ thuở vua Hùng dựng nước Văn Lang cho tới hôm nay và mãi mãi mai sau. Nó trở thành tượng trưng cao quí của dân tộc. Cảm xúc này được duy trì trong suốt bài văn với những, yếu tố trữ tình xen kẽ hệ thống luận điểm được minh học hình ảnh, nhạc điệu, câu văn, những câu ca dao, câu thơ trữ tình, tục ngữ...

Đọc câu văn xuôi mà cứ ngỡ là thơ bởi hình ảnh đối nhịp nhàng, câu văn có nhạc tính: Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, luỹ tre thân mật làng tôi... đâu đâu cũng có nứa tre làm bạn. Chỉ một câu văn thôi đã gợi lên được tre ở khắp mọi miền Tổ quốc. Tiếp đó là những đức tính đáng quí của tre. Sức sống bền vững, dẻo dai; dáng vẻ thanh cao, giản dị của tre cũng được thể hiện trong câu văn giàu nhạc tính, cân xứng nhịp nhàng:

Vào đâu tre cũng sống và ở đâu tre cũng xanh tốt.

Dáng tre vươn mộc mạc  màu tre tươi nhã nhặn.

Thể hiện sự gắn bó của tre hàng ngàn đời, và “mối tình” chung thuỷ mà nhà văn đã viết:

Tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp... Suốt một đời người, từ thuở lọt lòng trong chiếc nôi tre, đến khi nhắm mắt xuôi tay, nằm trên giường tre, tre với mình, sống có nhau, chết có nhau, chung thuỷ.

Giọng văn bỗng dưng thay đổi nghe như lời kể chuyện cổ tích “Ngày xửa, ngày xưa” lắng sâu vào lòng người đọc. Rồi giọng văn lại trở lên mạnh mẽ lạ thường khi diễn tả tre gắn bó với dân tộc trong cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương đất nước. ... Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù... Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hy sinh để bảo vệ con người. Lời văn khẳng khái, hùng hồn, gợi phẩm chất thẳng thắn bất khuất của tre. Nhà văn đã tôn vinh tre bằng những danh hiệu cao quí của con người: Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu. Không phải ngẫu nhiên Thép Mới lại ça ngợi cây tre bằng những ngôn từ “đẹp” đến như vậy, mà từ nơi sâu thẳm nơi trái tim tác giả đã dạt dào cảm xúc kiêu hãnh, tự hào về những phẩm chất cao quí của dân tộc mình. Hai câu : Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến dấu! rõ ràng là văn xuôi nhưng đọc lên nghe như “thơ”. Bởi cấu trúc lặp lại của nó kết hợp với hai chấm than ở cuối cùng đã làm nên chất trữ tình, truyền cảm sâu sắc tới người đọc.

Càng trữ tình hơn khi tác giả đưa ra một vấn đề có ý nghĩa: vai trò của cây tre khi đất nước bước vào thời kì xây dựng và đổi mới (thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá), giai đoạn hiện tại và tương lai, và khẳng định tre mãi mãi là người bạn “chia bùi sẻ ngọt” với con người. Tác giả bắt đầu từ hình ảnh nhạc của trúc, của tre, hình ảnh sáo tre, sáo trúc biểu lộ tâm tình của con người nhằm nói lên sự gắn bó của cây tre với đời sống tinh thần của người Việt Nam. Những câu văn viết về nhạc của trúc, của tre thiết tha, bay bổng như một đoạn thơ- vàn xuôi giàu nhạc:... Nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc của đồng quê. Nhớ một buổi trưa nào, nồm nam cơn gió thổi, khóm tre làng rung lên man mác khúc nhạc đồng quê. Tre là phương tiện để con người biểu lộ những rung động, cảm xúc bằng âm thanh, bằng tiếng sáo: Trời cao lồng lộng, đồng ruộng mênh mông hãy lắng nghe tiếng hát giữa trời cao của trúc, của tre. Bàn về tre trong tương lai của đất nước: Các em, các em rồi đây lớn lên, sẽ quen dần với sắt thép và xi măng cốt sắt. Đọc đến đây, ta nghe tưởng chừng câu văn rất khô khan. Nhưng ngay sau đó là những câu văn nối tiếp nhau, uốn lượn mềm mại, bay bổng, dạt dào trữ tình như thơ, ngân nga êm dịu lòng người: Ngày mai, trên đất nước này, sắt thép có thể nhiều hơn tre nứa. Nhưng trên đường trường ta dấn bước, tre xanh vẫn là bóng mát. Tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình. Tre sẽ càng tươi những cổng chào thắng lợi. Những chiếc đu tre vẫn dướn lên bay bổng. Tiếng sáo diều tre cao vút mãi. Cây tre với những phẩm chất quí báu của nó đã lưu giữ biết bao giá trị lịch sử, giá trị văn hoá. Tượng trưng cao quí của dân tộc Việt Nam vẫn còn mãi mãi với các thế hệ Việt Nam hôm nay và mai sau.

Để thuyết minh cho người đọc hiểu ý bao quát của bài văn: cây tre Là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam, nhà văn đã đưa ra một hệ thống dẫn chứng rất rõ và đầy đủ nhưng lại không hề khó khăn bởi tác giả đã lồng được cảm xúc vào hình ảnh chọn lọc mang ý nghĩa biểu trưng, nhạc điệu trong câu văn, cấu trúc câu, từ ngữ gợi cảm... Một yếu tố trữ tình nữa không thể không nói đến đó là các, câu thơ trữ tình, câu ca dao, tục ngữ được tác giả đưa vào đúng lúc. Bản giao hưởng Cây tre Việt Nam có những câu thơ như những nốt nhấn sâu lắng:

Bóng tre trùm mát rượi

Đây là một hình ảnh hết sức quen thuộc đối với mỗi làng quê Việt Nam. Không những thế bóng tre đã trở thành một hoán dụ để chỉ nền văn hoá lâu đời của dân tộc Việt Nam. Nó được xuất hiện rất nhiều trong văn chương của dân tộc. Tố Hữu đã viết rất nhiều về tre trong bài Cá nước:

Gặp nhau lưng đèo Nhe              '

Bóng tre trùm mát rượi

Nhớ biết bao nhiêu những câu hát cũ cứ vọng về trong trí nhớ của ta mỗi buổi chiều vàng, mỗi trưa nắng lửa:

Làng tôi xanh bóng tre,

Từng tiếng chuông ban chiều,

Tiếng chuông nhà thờ rung...

(Văn Cao)

Làng tôi sau luỹ tre mờ xa

Tình quê yêu thương những nếp nhà...

(Hồ Bắc)

Gợi nỗi vất vả của tre và con người trong cuộc sống đời thường:

Cánh đồng ta năm đôi ba vụ

Tre với người vất vả quanh năm.

Chỉ một câu thơ thôi mà nhà văn không cần viết nhiều cũng đủ để diễn tả sâu sắc mối quan hệ khăng khít “đời đời kiếp kiếp” của tre và người.

Những câu văn như giai điệu tình ca thánh thót: Giang chẻ lạt, buộc mềm, khăng khít như những mối tình què, cái thuở ban đầu tìuiờng nỉ non dưới bóng tre, bóng nứa:

Lạt này gói bánh chưng xanh

 Cho mai lấy trúc, cho anh lấy nàng...

Những hình ảnh như xuyên suốt cả chiều dài quá khứ: Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc. Với cách ngắt nhịp ngắn, khá đều đặn 3/3/4/3, vần lưng “ay” láy bốn lần. Câu thơ có chất tạo hình: Từng vòng, từng vòng, quay nặng nề, chậm chạp như chiếc cối xay tre đã gợi cho người đọc hình dung cuộc sống nghèo khổ, vất vả, lam lũ, quanh quẩn, nặng nề của đời sống người nông dân Việt Nam chúng ta bao thế kỉ qua.

Bản giao hưởng lại được vút lên với câu Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng như một nốt nhạc nhấn mạnh phẩm chất của tre: Tre là thẳng thắn, bất khuất. Rồi lại trùng xuống bởi khúc nhạc đồng quê man mác rung lên.

Bao trùm lên tất cả bài văn là một giọng điệu nhịp nhàng cân xứng với những câu văn có nhạc tính cao tạo lên chất trữ tình đằm thắm, thiết tha. Đó chính là cái hay của bài văn, cái tài của nhà văn.

Cây tre Việt Nam là một bài văn tràn đầy cảm xúc trữ tình. Đọc lên ta thấy trong đó như có nốt nhạc trầm bổng đang du dương, ngân nga làm rung động lòng người, phảng phất đâu đó âm điệu của những câu ca dao, tục ngữ quen thuộc từ hàng nghìn đời nay. Nhưng đẹp hơn là chất tạo hình của các câu văn cứ nối tiếp nhau uốn lượn mềm mại, bay bổng, dạt dào trữ tình như tiếng thơ, lời ca ngân nga mãi. vẻ đẹp nhần hoá trong bài cũng góp phần tạo lên sự truyền cảm sâu sắc và thấm thìa người đọc. Quả thật tính trữ tình đã làm lên sự thành công của bài kí.

HocTot.XYZ

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close