Bài 2 trang 126 SGK Giải tích 12Phát biểu định nghĩa tích phân của hàm số f(x) trên một đoạn Video hướng dẫn giải LG a a) Phát biểu định nghĩa tích phân của hàm số \(f(x)\) trên một đoạn Lời giải chi tiết: Cho hàm số \(f(x)\) liên tục trên \([a, b]\). Giả sử \(F(x)\) là một nguyên hàm của \(f(x)\) trên \([a, b]\). Hiệu số \(F(b) – F(a)\) được gọi là tích phân từ \(a\) đến \(b\) (hay tích phân xác định trên đoạn \([a, b]\) của hàm số \(f(x)\). Kí hiệu \(\int_a^b {f(x)dx} = \left. {[{\rm{F}}({\rm{x}})]} \right|_a^b = F(b) - F(a)\;\;(1)\) (Công thức Newton – Leibniz) LG b b) Nêu các tính chất của tích phân. Cho ví dụ minh họa. Lời giải chi tiết: Tính chất 1: \(\int_a^b {k.f(x)dx = k\int_a^b {f(x)dx} } \) ( \(k\) là hằng số) Tính chất 2: \(\int_a^b {[f(x) \pm g(x)]dx = \int_a^b {f(x)dx \pm } } \int_a^b {g(x)dx} \) Tính chất 3: \(\int_a^b {f(x)dx = \int_a^c {f(x)dx + \int_c^b {f(x)dx} } } \) \((a < c < b).\) Ví dụ: a) Biết \(\int_5^9 {f(x)dx = 2.} \) Hãy tính \(\int_5^9 {( - 5).f(x)dx}. \) b) Biết \(\int_5^9 {f(x)dx = 2} \) và \(\int_5^9 {g(x)dx = 4} .\) Hãy tính \(\int_5^9 {[f(x) + g(x)]dx}. \) c) Biết \(\int_5^9 {f(x)dx = 2} \) và \(\int_9^{10} {f(x)dx = 3} .\) Hãy tính \(\int_5^{10} {f(x)dx}. \) Giải a) Ta có: \(\int_5^9 {( - 5).f(x)dx = ( - 5)\int_5^9 {f(x)dx = ( - 5).2 = - 10} }. \) b) Ta có: \(\int_5^9 {[f(x) + g(x)]dx = \int_5^9 {f(x)dx + \int_5^9 {g(x)dx = 2 + 4 = 6} } } .\) c) Ta có: \(\int_5^{10} {f(x)dx = \int_5^9 {f(x)dx + \int_9^{10} {f(x)dx = 2 + 3 = 5} } }. \) HocTot.XYZ
|