Bài 1 trang 158 SGK Sinh học 8
Mô tả cấu tạo của mắt nói chung và màng lưới nói riêng
Đề bài
Mô tả cấu tạo của mắt nói chung và màng lưới nói riêng.
Video hướng dẫn giải
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Lời giải chi tiết
Cầu mắt nằm trong hốc mắt của xương sọ, phía ngoài được bảo vệ bởi các mi mắt, lông mày và lông mi nhờ tuyến lệ luôn luôn tiết nước mắt làm mắt không bị khô. Cầu mắt vận động được là nhờ cơ vận động mắt.
Cầu mắt gồm ba lớp: lớp ngoài cùng là: màng cứng có nhiệm vụ bảo vệ phần trong của cầu mắt. Phía trước của màng cứng là màng giác trong suốt để ánh sáng đi qua vào trong cầu mắt; tiếp đến là lớp màng mạch có nhiều mạch máu và các tế bào sắc tố đen tạo thành một phòng tối trong cầu mắt (như phòng tối của máy ảnh); lớp trong cùng là màng lưới, trong đó chứa tế bào thụ cảm thị giác, bao gồm hai loại: tế bào nón và tế bào que.
* Cấu tạo của màng lưới: Màng lưới (tế bào thụ cảm) gồm:
– Tế bào nón: tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc.
– Tế bào que: tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu.
– Điểm vàng: là nơi tập trung tế bào non.
– Điểm mù: không có tế bào thụ cảm thị giác.
HocTot.XYZ
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 8 - Xem ngay
-
Bài 2 trang 158 SGK Sinh học 8
Hãy quan sát đồng tử của bạn em khi dọi và không dọi đèn pin vào mắt.
-
Bài 3 trang 158 SGK Sinh học 8
Giải bài 3 trang 158 SGK Sinh học 8. Hãy tiến hành thí nghiệm, giải thích?
-
Hãy theo dõi kết quả của thí nghiệm sau (hình 49 - 4)
Hãy theo dõi kết quả của thí nghiệm sau (hình 49 - 4): - Với thấu kính hội tụ 1, khi đặt một vật (chẳng hạn cây nến đang cháy) ở vị trí A và vị trí B. - Vẫn để vật ở vị trí B nhưng thay bằng thấu kính 2 có độ cong lớn hơn. Qua các kết quả của thí nghiệm trên, em có thể rút ra kết luận gì về vai trò của thuỷ tinh thể trong cầu mắt.
-
Vì sao ảnh của vật hiện lên điểm vàng lại nhìn rõ nhất?
Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 156 SGK Sinh học 8.
-
Quan sát hình 49-1 và 49-2 để hoàn chỉnh thông tin sau về cấu tạo của mắt.
Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 155 SGK Sinh học 8.