Quan sát hình 8.3 và dựa vào kiến thức về lục lạp trong Sinh học 10. Hãy nêu những đặc điểm cấu tạo của lục lạp thích nghi với chức năng quang hợp.

Đề bài

Quan sát hình 8.3 và dựa vào kiến thức về lục lạp trong Sinh học 10. Hãy nêu những đặc điểm cấu tạo của lục lạp thích nghi với chức năng quang hợp.

Video hướng dẫn giải

Lời giải chi tiết

- Hình dạng: Lục lạp có hình bầu dục có thể xoay bề mặt để tiếp xúc với ánh sáng. Khi ánh sáng mặt trời quá mạnh, lục lạp có khả năng xoay bề mặt tiếp xúc nhỏ nhất của mình về phía ánh sáng.

- Kích thước chiều ngang 2-4μm, chiều dài 4-7μm.

- Cấu tạo: Lục lạp có cấu tạo màng kép, bên trong là khối cơ chất không màu gọi là chất nền stroma, có hệ thống các túi dẹt (có bản chất là màng tilacôit) xếp chồng lên nhau tạo thành các grana nằm rải rác 

Hệ thống màng tilacôit là nơi phân bố hệ sắc tố quang hợp, nơi xảy ra các phản ứng sáng. Xoang tilacôit là nơi xảy ra các phản ứng quang phân li nước và quá trình tổng hợp ATP trong quang hợp 

Chất nền (strôma) của lục diệp là nơi diễn ra các phản ứng của pha tối quang hợp. 

HocTot.XYZ

  • Bài 1 trang 39 SGK Sinh học 11

    Giải bài 1 trang 39 SGK Sinh học 11. Quang hợp ở thực vật là gì? Viết phương trình quang hợp tổng quát?

  • Bài 2 trang 39 SGK Sinh học 11

    Giải bài 2 trang 39 SGK Sinh học 11. Vì sao quang hợp có vai trò quyết định đối với sự sống trên Trái Đất ?

  • Bài 3 trang 39 SGK Sinh học 11

    Giải bài 3 trang 39 SGK Sinh học 11. Nêu đặc điểm của lá cây xanh thích nghi với chức năng quang hợp.

  • Bài 4 trang 39 SGK Sinh học 11

    Giải bài 4 trang 39 SGK Sinh học 11. Nêu thành phần của hệ sắc tố quang hợp trong lá xanh và chức năng của chúng.

  • Bài 5 trang 39 SGK Sinh học 11

    Giải bài 5 trang 39 SGK Sinh học 11. Sắc tố tham gia trực tiếp vào chuyển hóa quang năng thành hóa năng trong sản phẩm quang hợp ở cây xanh là:

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close