Chiến lược "Chiến tranh cục bộ" (1965 - 1968) và chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" (1969 - 1973) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam có điểm gì giống và khác nhau?
Giải bài tập Bài 1 trang 154 SGK Lịch sử 9
Đề bài
Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam có điểm gì giống và khác nhau?
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Dựa vào sgk Lịch sử 9 trang 142, kết hợp những kiến thức đã học để trả lời.
Lời giải chi tiết
1. Giống nhau:
Hình thức: là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ. |
Phương tiện, chi phí chiến tranh: - Hiện đại bậc nhất của Mỹ, do Mỹ cung cấp. - Đều dựa vào bộ máy chính quyền và quân đội Sài Gòn. - Đều sử dụng viện trợ kinh tế và quân sự để tiến hành chiến tranh. - Đều sử dụng chính sách bình định nhằm chiếm đất giành dân. |
Mục tiêu chiến tranh: - Nhằm chia cắt lâu dài Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ, dùng miền Nam làm bàn đạp tấn công miên Bắc và phản kích phe xã hội chủ nghĩa từ phía Đông Nam Á. |
2. Khác nhau:
Đặc điểm |
Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” |
Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” |
Âm mưu |
Mĩ giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy ta trở về thế phòng ngự, bị động. |
“Dùng người Việt đánh ngưòi Việt”, “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”. |
Thủ đoạn và hành động |
Thực hiện chiến lược hai gọng kìm “tìm diệt” và “bình định” |
- Mĩ sử dụng quân đội Sài Gòn để mở các cuộc hành quân xâm lược Cam-pu-chia và tăng cường chiến tranh với Lào. - Dùng ngoại giao thỏa hiệp với Liên Xô và Trung Quốc để cô lập cách mạng Việt Nam với thế giới. |
Lực lượng tham gia |
Quân đội Mĩ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn. Nhưng chủ yếu là quân đội Mĩ và quân đồng minh. |
Chủ yếu là quân đội Sài Gòn, quân Mĩ rút dần về nước. |
Địa bàn |
Bình định miền Nam, mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc. |
Chiến tranh trên cả nước và mở rộng ra khu vực Đông Dương. |
Tính chất ác liệt |
Là hình thức chiến tranh xâm lược cao nhất, là chiến dịch duy nhất mà Mĩ trực tiếp huy động quân viễn chinh sang tham chiến ở chiến trường miền Nam, tăng cường bắn phá miền Bắc. |
Không mang tính ác liệt như chiến lược “Chiến tranh cục bộ”. |
HocTot.XYZ
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 - Xem ngay
-
Đế quốc Mĩ đã dùng những thủ đoạn gì nhằm phá vỡ liên minh đoàn kết chiến đấu giữa ba dân tộc Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia từ năm 1969 đến năm 1973? Kết quả ra sao?
Giải bài tập Bài 2 trang 154 SGK Lịch sử 9
-
Lập bảng niên đại và sự kiện về thắng lợi chung của nhân dân ba nước Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia trên các mặt trận quân sự và chính trị từ năm 1969 đến năm 1973
Giải bài tập Bài 3 trang 154 SGK Lịch sử 9
-
Nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Pa-ri năm 1973
Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 154 SGK Lịch sử 9. Nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Pa-ri năm 1973
-
Hiệp định Pa-ri năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam được kí kết trong hoàn cảnh như thế nào?
Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 154 SGK Lịch sử 9
-
Quân dân miền Bắc đã giành được những thắng lợi gì trong trận chiến đấu chống cuộc tập kích không quân bằng máy bay B52 cuối năm 1972 của Mĩ?
Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 153 SGK Lịch sử 9