Chính tả (Nghe - viết): Bàn tay dịu dàng trang 69 SGK Tiếng Việt 2 tập 1
Giải bài tập Chính tả (Nghe - viết): Bàn tay dịu dàng trang 69 SGK Tiếng Việt 2 tập 1. Câu 2. Tìm 3 từ có tiếng mang vần ao, 3 từ có tiếng mang vần au.
Câu 1
Nghe – viết : Bàn tay dịu dàng (từ Thầy giáo bước vào lớp … đến thương yêu.)
Thầy giáo bước vào lớp. Thầy bắt đầu kiểm tra bài làm ở nhà của học sinh.
Khi thầy đến gần, An thì thào buồn bã:
- Thưa thầy, hôm nay em chưa làm bài tập.
Thầy nhẹ nhàng xoa đầu An. Bàn tay thầy dịu dàng, đầy trìu mến, thương yêu.
? Tìm những chữ cần phải viết hoa trong bài chính tả:
? Khi xuống dòng, chữ đầu câu viết thế nào ?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài chính tả.
Lời giải chi tiết:
- Những chữ cần phải viết hoa trong bài chính tả : An, Thầy, Thưa, Bàn
- Khi xuống dòng, chữ đầu câu phải lùi vào 1 ô li và viết hoa.
Câu 2
Tìm 3 từ có tiếng mang vần ao, 3 từ có tiếng mang vần au.
Phương pháp giải:
Em làm theo yêu cầu của bài tập.
Lời giải chi tiết:
- Từ có tiếng mang vần ao : bảo, báo, bạo, cào, cáo, cạo, dạo, gạo, háo, hào, hão, hảo, láo, lào, mào, mạo, nào, …
- Từ có tiếng mang vần au: báu, cau, cáu, đau, háu, láu, nhau, nhàu, kháu, thau, rau, sau, sáu, …
Câu 3
a) Đặt câu để phân biệt các tiếng sau:
- da, gia, ra
- dao, rao, giao
b) Tìm tiếng có vần uôn hay uông thích hợp với mỗi chỗ trống:
- Đồng ..... quê em .... xanh tốt.
- Nước trên nguồn đổ ....., chảy .... cuộn.
Phương pháp giải:
Em hãy phân biệt r/d/gi, uôn/uông khi nói và viết.
Lời giải chi tiết:
a) Đặt câu để phân biệt các tiếng sau:
- da, gia, ra
+ Làn da của bà nội đã có nhiều nếp nhăn.
+ Gia đình em rất hạnh phúc.
+ Giờ ra chơi, cả lớp cười đùa vui nhộn.
- dao, rao, giao
+ Mẹ thái thịt bằng con dao sắc.
+ Tiếng rao của bác bán hàng từ xa vọng lại.
+ Cô giáo giao bài tập làm văn cho cả lớp.
b) Tìm tiếng có vần uôn hay uông thích hợp với mỗi chỗ trống:
- Đồng ruộng quê em luôn xanh tốt.
- Nước trên nguồn đổ xuống, chảy cuồn cuộn.
HocTot.XYZ
-
Tập làm văn: Mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị. Kể ngắn theo câu hỏi trang 69 SGK Tiếng Việt 2 tập 1
Giải bài tập Tập làm văn: Mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị. Kể ngắn theo câu hỏi trang 69 SGK Tiếng Việt 2 tập 1. Câu 3. Dựa vào các câu trả lời ở bài tập 2, em hãy viết một đoạn khoảng 4, 5 câu nói về cô giáo (hoặc thầy giáo) cũ của em.
-
Soạn bài Tập đọc: Đổi giày trang 68 SGK Tiếng Việt 2 tập 1
Giải câu 1, 2, 3, 4 bài Tập đọc: Đổi giày trang 68 SGK Tiếng Việt 2 tập 1. Câu 4. Em sẽ nói thế nào để giúp cậu bé chọn được hai chiếc giày cùng đôi ?
-
Luyện từ và câu: Từ chỉ hoạt động, trạng thái. Dấu phẩy trang 67 SGK Tiếng Việt 2 tập 1
Giải bài tập Luyện từ và câu: Từ chỉ hoạt động, trạng thái. Dấu phẩy trang 67 SGK Tiếng Việt 2 tập 1. Câu 2. Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống: (giơ, đuổi, chạy, nhe, luồn)
-
Soạn bài Tập đọc: Bàn tay dịu dàng trang 66 SGK Tiếng Việt 2 tập 1
Giải câu 1, 2, 3 bài Tập đọc: Bàn tay dịu dàng trang 66 SGK Tiếng Việt 2 tập 1. Câu 2. Vì sao thầy giáo không trách An khi biết bạn ấy chưa làm bài tập?
-
Chính tả (Tập chép): Người mẹ hiền trang 65 SGK Tiếng Việt 2 tập 1
Giải bài tập Chính tả (Tập chép): Người mẹ hiền trang 65 SGK Tiếng Việt 2 tập 1. Câu 2. Điền vào chỗ trống ao hay au ?