Chính tả (Nghe - viết): Cháu nghe câu chuyện của bà trang 26 SGK Tiếng Việt 4 tập 1
Giải câu 1, 2 Chính tả (Nghe - viết): Cháu nghe câu chuyện của bà trang 26 SGK Tiếng Việt 4 tập 1. Câu 2. a. Điền vào chỗ trống tr hay ch ?
Câu 1
Nghe - viết:
Cháu nghe câu chuyện của bà
Chiều rồi bà mới về nhà
Cái gậy đi trước, chân bà theo sau.
Mọi ngày bà có thế đâu
Thì ra cái mỏi làm đau lưng bà !
Bà rằng : Gặp một cụ già
Lạc đường, nên phải nhờ bà dẫn đi
Một đời một lối đi về
Bỗng nhiên lạc giữa đường quê, cháu à !
Cháu nghe câu chuyện của bà
Hai hàng nước mắt cứ nhòa rưng rưng
Bà ơi, thương mấy là thương
Mong đừng ai lạc giữa đường về quê !
Theo NGUYỄN VĂN THẮNG
Chú ý:
Bạn đọc em viết, em đọc bạn viết, tự kiểm tra cho nhau (Chú ý trình bày theo thể thơ lục bát)
Câu 2
a. Điền vào chỗ trống tr hay ch ?
Như ...e mọc thẳng, con người không ...ịu khuất. Người xưa có câu : ...úc dẫu ...áy, đốt ngay vẫn thẳng". ...e là thẳng thắn, bất khuất ! Ta kháng chiến, ...e lại là đồng ...í ...iến đấu của ta. ...e vốn cùng ta làm ăn, lại vì ta mà cùng ta đánh giặc.
Theo THÉP MỚI
b. Đặt trên chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã ?
Bình minh hay hoàng hôn ?
Trong phòng triên lam tranh, hai người xem nói chuyện với nhau. Một người bao :
- Ông thư đoán xem bức tranh này ve canh bình minh hay canh hoàng hôn.
- Tất nhiên là tranh ve canh hoàng hôn.
- Vì sao ông lại khăng định chính xác như vậy ?
- Là bơi vì tôi biết họa si ve tranh này. Nhà ông ta ơ cạnh nhà tôi. Ông ta chăng bao giờ thức dậy trước lúc bình minh.
Phương pháp giải:
Con suy nghĩ để điền vào chỗ trống sao cho thích hợp.
Lời giải chi tiết:
a. "Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất. Người xưa có câu" Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng". Tre là thẳng thắn, bất khuất! Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta, tre vốn cùng ta làm ăn, lại vì ta mà cùng ta đánh giặc."
b.
Bình minh hay hoàng hôn?
"Trong phòng triển lãm, hai người xem nói chuyện với nhau. Một người bảo:
- Ông thử đoán xem bức tranh này vẽ cảnh bình minh hay cảnh hoàng hôn
- Tất nhiên là tranh vẽ cảnh hoàng hôn
- Vì sao ông lại khẳng định chính xác như vậy?
- Là bởi vì tôi biết họa sĩ vẽ tranh này. Nhà ông ta ở cạnh nhà tôi. Ông ta chẳng bao giờ thức dậy trước lúc bình minh.
HocTot.XYZ
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 - Xem ngay
-
Luyện từ và câu: Từ đơn và từ phức trang 27 SGK Tiếng Việt 4 tập 1
Giải bài tập Luyện từ và câu: Từ đơn và từ phức trang 27 SGK Tiếng Việt 4 tập 1. Câu 2. Hãy tìm trong từ điển và ghi lại: 3 từ đơn. 3 từ phức
-
Kể chuyện đã nghe, đã đọc trang 29 SGK Tiếng Việt 4 tập 1
Giải bài tập Kể chuyện đã nghe, đã đọc trang 29 SGK Tiếng Việt 4 tập 1. Đề bài: Kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về lòng nhân hậu.
-
Soạn bài: Người ăn xin trang 30 SGK Tiếng Việt 4 tập 1
Giải câu 1, 2, 3, 4 bài Người ăn xin trang 30 SGK Tiếng Việt 4 tập 1. Câu 2. Hành động và lời nói ân cần của cậu bé chứng tỏ tình cảm của cậu đối với ông lão ăn xin như thế nào?
-
Tập làm văn: Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật trang 32 SGK Tiếng Việt 4 tập 1
Giải bài tập Tập làm văn: Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật trang 32 SGK Tiếng Việt 4 tập 1. Câu 1. Tìm những câu ghi lại lời nói và ý nghĩ của cậu bé trong truyện Người ăn xin.
-
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Nhân hậu - Đoàn kết trang 33 SGK Tiếng Việt 4 tập 1
Giải câu 1, 2, 3, 4 Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Nhân hậu - Đoàn kết. Câu 1. Tìm các từ: a) chứa tiếng hiền. b) Chứa tiếng ác.