Chính tả: Nói ngược trang 154 SGK Tiếng Việt tập 2
Giải câu 1, 2 Chính tả: Nói ngược trang 154 SGK Tiếng Việt tập 2. Câu 2. Chọn chữ viết đúng chính tả để hoàn chỉnh đoạn văn:Vì sao ta cười khi bị người khác cù?
Câu 1
Nghe - viết:
Nói ngược
Bao giờ cho đến tháng ba
Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng
Hùm nằm cho lợn liếm lông,
Một chục quả hồng nuốt lão tám mươi.
Nắm xôi nuốt trẻ lên mười,
Con gà, nậm rượu nuốt người lao đao
Lươn nằm cho trúm bò vào,
Một đàn cào cào đuổi bắt cá rô.
Thóc giống cắn chuột trong bồ,
Một trăm lá mạ đổ vồ con trâu.
Chim chích cắn cổ diều hâu,
Gà con tha quạ biết đâu mà tìm.
VÈ DÂN GIAN
Câu 2
Chọn những chữ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh đoạn văn sau:
Vì sao ta cười khi bị người khác cù?
Để (dải/rải/giải/giãi) đáp câu hỏi này, một nhà nghiên cứu ở Đại học Luân Đôn, nước Anh, đã cho người máy cù 16 người tham (ra/gia/da) thí nghiệm và (rùng/dùng) một thiết bị theo (dõi/giõi/rõi/giõi) phản ứng trong bộ (nảo/não) của từng người. Kết (quã/quả) cho thấy bộ (não/nảo) phân biệt rất chính xác cái cù lạ với cái cù quen. Khi một người tự cù thì bộ (não/nảo) sẽ làm cho người đó mất vui bằng cách báo trước thứ tự động tác cù. Còn khi bị người khác cù, do không (thể/thễ) đoán trước thứ tự của hoạt động, ta sẽ bị bất ngờ và bật lên tiếng cười như là phản ứng tự vệ.
Theo báo GIÁO DỤC VÀ THỜI ĐẠI
Phương pháp giải:
Con đọc kĩ bài và lựa chọn từ viết đúng chính tả trong ngoặc.
Lời giải chi tiết:
Vì sao ta cười khi bị người khác cù?
Để giải đáp câu hỏi này, một nhà nghiên cứu ở Đại học Luân Đôn, nước Anh, đã cho người máy cù 16 người tham gia thí nghiệm và dùng một thiết bị theo dõi phản ứng trong bộ não của từng người. Kết quả cho thấy bộ não phân biệt rất chính xác cái cù lạ với cái cù quen. Khi một người tự cù thì bộ não sẽ làm cho người đó mất vui bằng cách báo trước thứ tự động tác cù. Còn khi bị người khác cù, do không thể đoán trước thứ tự của hoạt động, ta sẽ bị bất ngờ và bật lên tiếng cười như là phản ứng tự vệ.
Theo báo GIÁO DỤC VÀ THỜI ĐẠI
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 - Xem ngay
-
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Lạc quan - Yêu đời trang 155 SGK Tiếng Việt tập 2
Giải câu 1, 2, 3 Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Lạc quan - Yêu đời trang 155 SGK Tiếng Việt tập 2. Câu 3. Thi tìm các từ miêu tả tiếng cười và đặt câu với mỗi từ.
-
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia trang 156 SGK Tiếng Việt tập 2
Giải bài tập Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia trang 156 SGK Tiếng Việt tập 2. Đề bài: Kể chuyện về một người vui tính mà em biết.
-
Soạn bài: Ăn "mầm đá" trang 157 SGK Tiếng Việt tập 2
Giải câu 1, 2, 3, 4, 5 bài Ăn "mầm đá" trang 157 SGK Tiếng Việt tập 2. Câu 4. Vì sao Chúa ăn tương vẫn thấy ngon miệng?
-
Luyện từ và câu: Thêm trạng ngữ chỉ phương tiện cho câu trang 160 SGK Tiếng Việt tập 2
Giải bài tập Luyện từ và câu: Thêm trạng ngữ chỉ phương tiện cho câu trang 160 SGK Tiếng Việt tập 2. Câu 2. Viết một đoạn văn ngắn tả con vật mà em yêu thích trong đó có trạng ngữ chỉ phương tiện.
-
Tập làm văn: Điền vào giấy tờ in sẵn trang 161 SGK Tiếng Việt tập 2
Giải bài tập Tập làm văn: Điền vào giấy tờ in sẵn trang 161 SGK Tiếng Việt tập 2. Câu 2. Mẹ muốn gửi gấp về quê một số tiền để ông bà sửa bếp. Em hãy giúp mẹ điền những điều cần thiết vào bức điện chuyển tiền dưới đây