Hãy phân tích bảng số liệu để thấy rõ đặc điểm cơ cấu trang trại của cả nước và hai vùng kể trên. Nhận xét và giải thích về sự phát triển của một số loại trang trại tiêu biểu ở Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, năm 2006
Giải bài tập Bài 3 trang 92 SGK Địa lí 12
Đề bài
Cho bảng số liệu (trang 92 sgk Địa lí 12):
Số lượng các loại trang trại của cả nước, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, năm 2006
Các loại trang trại |
Cả nước |
Đông Nam Bộ |
Đồng bằng sông Cửu Long |
Tổng số |
113730 |
14054 |
54425 |
Trang trại trồng cây hàng năm |
32611 |
1509 |
24425 |
Trang trại trồng cây công nghiệp lâu năm |
18206 |
8188 |
175 |
Trang trại chăn nuôi |
16708 |
3003 |
1937 |
Trang trại nuôi trồng thủy sản |
34202 |
747 |
25147 |
Trang trại thuộc các loại khác |
12003 |
607 |
2741 |
Ghi chú: Trang trại thuộc các loại khác bao gồm trang trại trồng cây ăn quả, trang trại lâm nghiệp và trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp.
Hãy phân tích bảng số liệu để thấy rõ đặc điểm cơ cấu trang trại cả nước và hai vùng kể trên. Nhận xét và giải thích về sự phát triển của một số loại trang trại tiêu biểu ở Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long năm 2006.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
- Sử dụng kĩ năng nhận xét bảng số liệu
Lời giải chi tiết
a) Phân tích bảng số liệu:
- Cả nước có tổng số trang trại lên tới 113730 (trang trại), trong đó:
+ Chiếm số lượng nhiều nhất là trang trại nuôi trồng thủy sản (34202 trang trại)
+ Thứ hai là trang trại trồng cây hàng năm với 32611 trang trại.
+ Trang trại trồng cây công nghiệp lâu năm chiếm số lượng nhiều thứ ba (18206 trang trại). Số lượng ít nhất là các trang trại chăn nuôi (16708 trang trại).
- Vùng Đông Nam Bộ:
+ Số lượng nhiều nhất là trại trồng cây công nghiệp lâu năm (8188 trong tổng số 14054 trang trại).
+ Tiếp đến là số lượng trang trại chăn nuôi (3003 trang trại).
+ Trang trại nuôi trồng thủy sản có số lượng ít nhất.
- Vùng đồng bằng sông Cửu Long:
+ Chiếm số lượng nhiều nhất là trang trại nuôi trồng thủy sản (25147 trang trại).
+ Thứ hai là trang trại trồng cây hàng năm (24425 trang trại).
+ Số lượng ít nhất là các trang trại trồng cây công nghiệp lâu năm (175 trang trại).
b) Nhận xét và giải thích:
- Đông Nam Bộ:
+ Có thế mạnh về địa hình, đất, khí hậu để hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm lớn của cả nước. Vì vậy vùng phát triển mạnh các trang trại trồng cây công nghiệp lâu năm (các nông sản quan trọng: hồ tiêu, điều, cà phê, cao su).
+ Tiếp đến là trang trại chăn nuôi, vì ở đây có nhiều đồng cỏ, ngoài ra còn có nguồn thức ăn khá dồi dào từ hoa màu lương thực, phụ phẩm của ngành thủy sản và thức ăn chế biến công nghiệp.
- Đồng bằng sông Cửu Long:
+ Vùng có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn nhất cả nước (sông ngòi kênh rạch chằng chịt, đường bờ biển dài với nhiều bãi nước lợ, rừng ngập mặn...) vì vậy vùng có số lượng trang trại nuôi trồng thủy sản lớn nhất.
+ Là vùng đồng bằng châu thổ phù sa màu mỡ và rộng lớn, khí hậu, nguồn nước thuận lợi, đây còn là vùng trọng điểm sản xuất lương thực lớn thứ hai của cả nước (trang trại trồng cây hàng năm nhiều thứ hai).
hoctot.xyz
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 12 - Xem ngay
-
Hãy phân biệt một số nét khác nhau cơ bản giữa nông nghiệp cổ truyền và nông nghiệp hàng hoá
Giải bài tập Bài 2 trang 92 SGK Địa lí 12
-
Nền nông nghiệp nhiệt đới có những thuận lợi và khó khăn gì ? Hãy cho ví dụ chứng minh rằng nước ta đang phát triển ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới
Giải bài tập Bài 1 trang 92 SGK Địa lí 12
-
Đọc hình 21, nhận xét về sự phân hoá không gian của cơ cấu kinh tế nông thôn
Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 91 SGK Địa lí 12
-
Quan sát bảng 21, nêu nhận xét về cơ cấu hoạt động kinh tế nông thôn ở nước ta
Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 91 SGK Địa lí 12
-
Việc sử dụng đất trong điều kiện nông nghiệp nhiệt đới cần chú ý những điều gì?
Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 88 SGK Địa lí 12