Chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân PhápTóm tắt mục I. Chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Mục 1 1. Hoàn cảnh lịch sử, mục đích a) Hoàn cảnh lịch sử - Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, nước Pháp bị tàn phá nặng nề, nền kinh tế bị kiệt quệ. b) Mục đích - Tư bản độc quyền Pháp vừa tăng cường bóc lột nhân dân lao động trong nước, vừa đẩy mạnh khai thác các thuộc địa để bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra. => Chương trình khai thác lần thứ hai đã được chúng ráo riết thi hành ở Đông Dương, trong đó có Việt Nam.
Mục 2 2. Nội dung Pháp tăng cường đầu tư vào Việt Nam, bỏ vốn nhiều nhất vào nông nghiệp và khai mỏ. - Nông nghiệp: tiến hành cướp ruộng đất để phát triển các đồn điền cao su. - Công nghiệp: + Chú trọng khai mỏ. Các công ti than có từ trước đều được bỏ vốn thêm và hoạt động mạnh hơn. Nhiều công ti than mới nối tiếp nhau ra đời. + Chú ý tới công nghiệp chế biến: Mở thêm một số cơ sở công nghiệp như các nhà máy sợi, nhà máy rượu, diêm, xay xát gạo,... - Thương nghiệp: tư bản Pháp đánh thuế nặng hàng hoá các nước nhập vào nước ta, chủ yếu là của Trung Quốc và Nhật Bản. Nhờ đó, hàng hoá của Pháp nhập vào Việt Nam tăng lên rất nhanh. - Giao thông vận tải: được đầu tư để phát triển thêm. Đường sắt xuyên Đông Dương được nối liền nhiều đoạn. - Tài chính: Ngân hàng Đông Dương, đại diện thế lực của tư bản tài chính Pháp, có cổ phần trong hầu hết các công ti và xí nghiệp lớn, đã nắm quyền chỉ huy các ngành kinh tế ở Đông Dương. => Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp không thay đổi: hạn chế công nghiệp phát triển, đặc biệt là công nghiệp nặng; tăng cường thủ đoạn bóc lột, vơ vét tiền của của nhân dân ta bằng cách đánh thuế nặng: thuế ruộng đất, thuế thân, thuế rượu, thuế muối, thuế thuốc phiện và hàng trăm thứ thuế khác. Nguồn lợi của tư bản Pháp ở Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ND chính
HocTot.XYZ Sơ đồ tư duy Sơ đồ tư duy Chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp hoctot.xyz
|