Cơ quan phân tích thị giác
Cơ quan phân tích thị giác gồm các tế bào thụ cảm thị giác trong màng luới của cầu mắt, dây thần kinh thị giác (dây số II) và vùng thị giác ở thùy chẩm.
II- Cơ quan phân tích thị giác
Cơ quan phân tích thị giác gồm các tế bào thụ cảm thị giác trong màng luới của cầu mắt, dây thần kinh thị giác (dây số II) và vùng thị giác ở thùy chẩm.
1. Cấu tạo của mắt
Hình 491. Cầu mắt phải trong hốc mắt Hình 49-2. Sơ đồ cấu tạo cầu mắt
(mắt trái bổ sung)
2. Cấu tạo của màng lưới
Các tế bào nón tiếp nhận các kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc. Các tế bào que có khả năng tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu giúp ta nhìn rõ về ban đêm.
Các tế bào nón tập trung chủ yếu ở điểm vàng (nằm trên trục mắt), càng xa điểm vàng số lượng tế bào nón càng ít và chủ yếu là các tế bào que. Mặt khác, ở điểm vàng mỗi tế bào nón liên hệ với một tế bào thần kinh thị giác qua một tế bào hai cực nhưng nhiều tế bào que mới liên hệ được với một tế bào thần kinh thị giác. Chính vì vậy khi muốn quan sát một vật cho rõ phải hướng trục mắt về phía vật quan sát để ảnh của vật hiện trên điểm vàng.
Còn điểm mù là nơi đi ra của các sợi trục các tế bào thần kinh thị giác, không có tế bào thụ cảm thị giác nên nếu ảnh của vật rơi vào đó sẽ không nhìn thấy gì. Như vậy, sự phân tích hình ảnh cũng xảy ra ngay ở cơ quan thụ cảm.
3. Sự tạo ảnh ở màng lưới
Ta nhìn được vật là do các tia sáng phản chiếu từ vật đi vào tới màng lưới qua một hệ thống môi trường trong suốt gồm màng giác, thủy dịch, thể thủy tinh, dịch thủy tinh.
Lượng ánh sáng vào trong phòng tối của cầu mắt nhiều hay ít là nhờ lỗ đồng tử ở mống mắt (lòng đen) dãn rộng hay co hẹp (điều tiết ánh sáng).
Nhờ khả năng điều tiết của thể thủy tinh (như một thấu kính hội tụ) mà ta có thể nhìn rõ vật ở xa cũng như khi tiến lại gần. Vật càng gần mắt, thể thủy tinh càng phóng lên ("căng mắt mà nhìn") để nhìn rõ.
Khi các tia sáng phản chiếu từ vật qua thể thủy tinh tới màng lưới sẽ tác động lên các tế bào thụ cảm thị giác làm hưng phấn các tế bào này và truyền tới tế bào thần kinh thị giác xuất hiện luồng thần kinh theo dây thần kinh thị giác về vùng vỏ não tương ứng ở thùy chẩm của đại não cho ta cảm nhận về hình ảnh của vật.
HocTot.XYZ
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 8 - Xem ngay
-
Cơ quan phân tích
I - Cơ quan phân tích Chúng ta nhận biết được những tác động của môi trường xung quanh cũng như mọi đổi thay của môi trường bên trong cơ thể là nhờ các cơ quan phân tích.
-
Quan sát hình 49-1 và 49-2 để hoàn chỉnh thông tin sau về cấu tạo của mắt.
Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 155 SGK Sinh học 8.
-
Vì sao ảnh của vật hiện lên điểm vàng lại nhìn rõ nhất?
Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 156 SGK Sinh học 8.
-
Hãy theo dõi kết quả của thí nghiệm sau (hình 49 - 4)
Hãy theo dõi kết quả của thí nghiệm sau (hình 49 - 4): - Với thấu kính hội tụ 1, khi đặt một vật (chẳng hạn cây nến đang cháy) ở vị trí A và vị trí B. - Vẫn để vật ở vị trí B nhưng thay bằng thấu kính 2 có độ cong lớn hơn. Qua các kết quả của thí nghiệm trên, em có thể rút ra kết luận gì về vai trò của thuỷ tinh thể trong cầu mắt.