Đề cương ôn tập học kì 1 Lịch sử 11
Đề cương ôn tập học kì 1 lịch sử 11 - Đề được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1 MÔN LỊCH SỬ LỚP 11
Phần I: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)
1. Nguyên nhân của chiến tranh
*Nguyên nhân sâu xa:
- Cuối thế kỉ 19 đầu 20, CNTB phát triển không đều về kinh tế, chính trị.
- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về thuộc địa ngày càng gay gắt -> Nhiều cuộc chiến tranh giành thuộc địa đã nổ ra.
+ Chiến tranh Trung – Nhật (1894-1895).
+ Chiến tranh Mĩ – Tây Ban Nha (1898).
+ Chiến tranh Anh – Bô-ơ (1899-1902).
+ Chiến tranh Nga – Nhật (1904-1905).
-Quan hệ quốc tế nổi bật đầu thế kỉ XX
+ Vì thuộc địa, Đức là kẻ hung hăng nhất đẩy châu Âu vào tình thế căng thẳng thành lập phe Liên minh (Đức-Áo-Hung-Ý). Anh-Pháp-Nga thành lập phe Hiệp ước
+ Cả hai khối đế quốc đều ôm giấc mộng chiến tranh để giành giật thuộc địa của nhau, nhất là mâu thuẫn Anh >< Đức.
→ Khối Liên minh >< Khối Hiệp ước => Nguyên nhân cơ bản dẫn đến bùng nổ CTTGLTN
*Nguyên nhân trực tiếp:
- Ngày 28/6/1914, Thái tử Áo-Hung bị người Xéc-bi ám sát tại Bô-xni-a.
- Giới quân phiệt Đức, Áo chớp lấy cơ hội để gây chiến tranh.
2. Diễn biến
* Giai đoạn thứ nhất (1914-1916)
- Ngày 3/8/1914, Đức dồn toàn lực lượng về mặt trận phía Tây, tràn qua Bỉ và đánh sâu vào Pháp => Pari bị uy hiếp.
- Giữa lúc Đức tấn công Pháp, Nga tấn công vào Đông Thổ, buộc Đức phải rút quân về => Pháp được giải nguy.
- Năm 1915, liên quân Đức-Áo-Hung tấn công Nga quyết liệt định đè bẹp Nga, vấp phải sự phản kháng của Nga hai bên giằng co quyết liệt trên 1 mặt trận dài 1200 km.
- Năm 1916, Đức chuyển trọng tâm hoạt động về mặt trận phía Tây, Đức mở chiến dịch Véc-đông để tấn công Pháp tại Véc-đông. Chiến dịch kéo dài 10 tháng nhưng vẫn không đạt được kết quả => hai bên thiệt hại nặng nề.
*Nhận xét:
- Đức, Áo Hung tư thế chủ động -> phòng ngự trên cả hai mặt trận
- Hai bên bị thiệt hại nặng nề, kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Nhân dân lao động khốn cùng.
- Bọn trùm Công nghiệp giàu lên nhanh chóng.
Tính chất phi nghĩa
=> Mâu thuẫn xã hội gay gắt, ptrào công nhân, phong trào phản chiến lên cao, tình thế cách mạng xuất hiện ở nhiều nước châu Âu.
* Giai đoạn thứ hai (1917-1918)
- 2-4-1917, Mỹ tuyên chiến với Đức.
- 7/1917, Mĩ đổ bộ vào châu Âu và chính thức tham gia vào cuộc chiến với vai trò là thủ lĩnh của phe Hiệp ước.
- 11/1917, CM tháng Mười Nga thành công. Nhà nước Xô Viết được thành lập và Nga chính thức rút khỏi chiến tranh.
- Đầu năm 1918, lợi dụng Mĩ chưa sang đến châu Âu, Đức mở liên tiếp 4 đợt tấn công qui mô trên mặt trận Pháp => Chính phủ Pháp phải bỏ Pari.
- 7/1918, Mĩ đổ bộ vào châu Âu, chớp thời cơ Anh, Pháp phản công.
- Pháp, Anh, Mĩ mở các đợt phản công quyết liệt trên các mặt trận.
- 9-1918, Đức liên tiếp thất bại trên khắp các mặt trận và buộc phải rút ra khỏi lãnh thổ của Pháp và Bỉ.
- Cùng lúc đó đồng minh của Đức bị tấn công liên tiếp, buộc phải đầu hàng vô điều kiện: Bun-ga-ri (29/9), Thổ Nhĩ Kì (30/10), Áo-Hung (2/11)
- 11/11/1918, Đức đầu hàng. Chiến tranh kết thúc.
3. Tính chất
- Là cuộc chiến tranh nhằm tranh giành thuộc địa giữa các nuớc đế quốc, chỉ đem lại lợi nhuận cho giai cấp tư sản nắm quyền
- Là cuộc chiến tranh xâm lược và cướp đoạt lãnh thổ, thuộc địa đối phương
- Là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa cả 2 phe tham chiến
*Hậu quả:
- 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương, nhiều thành phố, làng mạc bị phá hủy... chi phí cho chiến tranh 85 tỉ đô la.
- Phe Hiệp ước giành thắng lợi, bản đồ chính trị thế giới đã bị chia lại, Đức mất hết thuộc địa.
- Cách mạng tháng Mười Nga thành công đánh dấu bước chuyển biến lớn trong cục diện thế giới.
Phần 2: Cách mạng tháng Mười Nga
1. Tình hình nước Nga trước CMT10 Nga:
*Về chính trị:
- Đầu thế kỷ XX (sau cách mạng 1905 - 1907) Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế đứng đầu là Nga Hoàng Nicôlai II. Mọi quyền lực trong nước nằm trong tay Nga hoàng (Một chế độ chính trị lạc hậu nhất châu Âu - kìm hãm sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nga).
- Không những chế độ chính trị lạc hậu, Nga hoàng còn thực hiện những chính sách bảo thủ, phản động, đẩy nước Nga vào cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất gây nên những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, xã hội cho đất nước.
*Về kinh tế:
- Nga vốn chỉ là nước tư bản chủ nghĩa phát triển trung bình, chủ nghĩa tư bản Nga phát triển muộn hơn, ngày càng lạc hậu và lệ thuộc vào phương Tây, lại bị chiến tranh tàn phá làm cho nền kinh tế suy sụp.
- Sau 3 năm theo đuổi chiến tranh, đầu 1917 nền kinh tế quốc dân hoàn toàn kiệt quệ, sản xuất công nghiệp và nông nghiệp đình đốn, nạn đói trầm trọng.
*Về xã hội:
- Đời sống của nông dân, công nhân, các dân tộc trong đế quốc Nga vô cùng cực khổ.
- Phong trào phản đối chiến tranh đòi lật đổ Nga hoàng diễn ra khắp nơi.
→ Mâu thuẫn giữa mọi tầng lớp nhân dân với chính phủ Nga hoàng càng trở nên gay gắt.
→ Nước Nga đã tiến sát tới một cuộc cách mạng.
2. Cách mạng Tháng Mười Nga
- Hoàn cảnh: sau cách mạng tháng Hai cục diện hai chính quyền song song tồn tại với mục tiêu đường lối chính trị khác nhau: Chính phủ lâm thời (tư sản); Chính phủ Xô Viết (vô sản)
→ Cục diện chính trị này không thể kéo dài vì hai chính quyền đại diện cho hai giai cấp đối lập trong xã hội không thể cùng song song tồn tại.
-Diễn biến:
+ Đêm 24 - 10 - 1917 khởi nghĩa bắt đầu, các đơn vị cận vệ đỏ đã chiếm được những vị trí then chốt của thủ đô và bao vây cung điện Mùa Đông, nơi ẩn náu cuối cùng của Chính phủ tư sản.
+ Đêm 25 - 10 (7 - 11) quân khởi nghĩa đã tấn công cung điện Mùa Đông, bắt giữ các bộ trưởng của Chính phủ tư sản. (Vào lúc 00h40' đêm 25 - 10 đại bác của các đơn vị cận vệ đã bắt đầu nả đạn vào cung điện Mùa Đông. Các chiến sĩ cận vệ đỏ từ bốn phía trực tiếp tấn công, nhanh chóng chọc thủng phòng tuyến bên ngoài, xông vào cổng chính của cung điện, toàn bộ 1050 gian phòng lớn nhỏ đều bị lục soát. Đến 1h50' sáng 26 - 10, cánh cửa gian phòng, nơi các Bộ trưởng An-tô-nốp ốp-sen-kô dõng dạc tuyên bố "Nhân danh ủy ban quân sự cách mạng Xô Viết Pêtơrôgrát, tôi tuyên bố Chính phủ tư sản lâm thời đã bị lật đổ".)
→ Khởi nghĩa Pêtơrôgrát giành thắng lợi.
+ Sau Pêtơrôgrát là thắng lợi ở Mátxcơva, đầu 1918 cách mạng giành được thắng lợi hoàn toàn trên đất nước Nga rộng lớn. Cách mạng tháng Mười giành thắng lợi, chính quyền đã thuộc về tay nhân dân.
-Ý nghĩa lịch sử:
+ Đối với nước Nga:
- CMTM đã làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và số phận của hàng triệu con người Nga
- Mở ra một kỉ nguyên mới: giai cấp công nhân,nhân dân lao động và các dân tộc được giải phóng khỏi mọi ách áp bức, bóc lột đứng lên làm chủ đất nước và vận mệnh của mình.
+ Đối với thế giới:
- Làm thay đổi cục diện thế giới (chủ nghĩa tư bản không còn nữa là hệ thống duy nhất nữa).
- Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng thế giới.
Phần 3: Những thành tựu văn hóa thời cận đại
*Về văn học.
- Xuất hiện nhiều nhà văn nhà thơ lớn Coóc-nây, La Phông-ten, Mô-li-e (Pháp).
- Nhiều thể loại như bi kịch, hài kịch, truyện ngụ ngôn v.v....
- Các tác phẩm văn học đã phản ánh toàn diện hiện thực xã hội phương Tây dưới sự thống trị của giai cấp Tư sản.
- Các tác phẩm văn học đã lên án, phê phán sâu sắc xã hội phong kiến lỗi thời, xã hội tư bản bóc lột
- Các tác phẩm văn học còn thể hiện lòng yêu thương con người, nhất là nhân dân lao động, thể hiện lòng yêu nước, yêu hòa bình và tinh thần nhân đạo sâu sắc.
*Về nghệ thuật.
- Sự xuất hiện của các nhạc sĩ thiên tài như Bét-to-ven (Đức), Mô-da (Áo).
- Các tác phẩm âm nhạc mang đậm tinh thần dân chủ, cách mạng.
- Cuối TK XIX các lĩnh vực nghệ thuật như kiến trúc, âm nhạc, điêu khắc rất phát triển.
- Nhiều thiên tài xuất hiện như:
* Về mĩ thuật: như Van Gốc (Hà Lan), Pi-cat-xô (TBN) v.v...
*Về âm nhạc: có Trai-cốp-xki (Nga) điển hình của âm nhạc hiện thực.
Tác dụng: Phản ánh hiện thực xã hội ở các nước trên thế giới thời kỳ cận đại. Mong ước xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.
*Về tư tưởng
- Sự ra đời của trào lưu triết học Ánh sáng có vai trò quan trọng trong cách mạng TS Pháp và sự phát triển của Châu Âu. Các địa biểu như: Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Ruýt-xô v.v....
- Trào lưu tư tưởng tiến bộ. Dưới sự áp bức của chủ nghĩa tư bản một số nhà tư tưởng tiến bộ mong muốn xây dựng một xã hội tiến bộ không có áp bức, bóc lột. Các đại biểu: Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê (Pháp), Ô-oen (Anh).Tư tưởng của các ông không thực hiện được trong điều kiện phát triển của CNTB => CNXH không tưởng.
- Triết học Đức và kinh tế chính trị học Anh: Hê-ghen (1770 - 1831) và Phoi-ơ-bác (1804 - 1872) là những nhà triết học nổi tiếng người Đức.
- Khoa Kinh tế - chính trị cổ điển phát sinh ở Anh với các đại biểu như AđamXmít (1723 - 1790) và Ri-các-đô (1772 - 1823) mở đầu "lí luận về giá trị lao động" nhưng chỉ mới nhìn thấy mối quan hệ giữa vật và vật chứ chưa thấy mối quan hệ giữa người với người.
- Chủ nghĩa xã hội khoa học. Sự phát triển của g/c vô sản, phong trào công nhân => CNXHKH ra đời (Mác - Ănghen). Chủ nghĩa xã hội khoa học kế thừa và phát triển những thành tựu KHTN và XH mà loài người đạt được. Học thuyết của CNXHKH xây dựng trên quan điểm lập trường của giai cấp công nhân.Học thuyết của CNXHKH gồm: Triết học, kinh tế chính trị trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học
Phần 4: Những nội dung cơ bản của lịch sử thế giới cận đại
1. Bốn nội dung cơ bản của lịch sử thế giới cận đại
- Sự thắng lợi của cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản
- Sự phát triển của phong trào công nhân quốc tế.
- Sự xâm lược của chủ nghĩa tư bản và phong trào đấu tranh của các dân tộc chống chủ nghĩa thực dân.
- Mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa dẫn tới chiến tranh thế giới:
2. Một số luận điểm cơ bản trong tư tưởng của Mác, Lê-nin, Ăng-ghen về sứ mệnh lịch sử của giai câp công nhân.
- Tư tưởng chung: Thấy được sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, đứng về phía họ, đấu tranh chống chế độ tư bản, xây dựng xã hội tiến bộ.
- Tháng 2 – 1848 tuyên ngôn của Đảng cộng sản được thông qua ở Luân Đôn.
*Nội dung:
-Nêu rõ quy luật phát triển của xã hội loài người là sự thắng lợi của CNXH.
- Giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử là "người đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản".
- Sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản là một tất yếu khách quan. Song để thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử đó, điều quyết định là giai cấp vô sản phải có Đảng lãnh đạo.
- Đảng Cộng sản lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, cho nên có khả năng nhận thức và vận dụng đúng đắn quy luật phát triển khách quan của lịch sử. Trên cơ sở đó, Đảng đề ra chiến lược, sách lược cách mạng, tìm ra những con đường, những phương pháp cách mạng sáng tạo để chỉ đạo cụ thể quá trình đấu tranh cách mạng.
=> Đảng Cộng sản bao gồm những phần tử ưu tú nhất, cách mạng nhất, tiên tiến nhất của giai cấp vô sản, được giác ngộ lí luận chủ nghĩa Mác-Lênin, luôn luôn đứng ở hàng đầu sự nghiệp đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc. Họ có khả năng tổ chức, động viên, hướng dẫn, lôi cuốn mọi tầng lớp nhân dân lao động vào vào cuộc đấu tranh tự giải phóng. Với ý nghĩa đó Đảng là nhân tố quyết định thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp vô sản.
HocTot.XYZ
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 - Xem ngay
-
Đề cương bài tập học kì 1 Lịch sử 11- Có đáp án và lời giải chi tiết
Đề cương ôn tập học kì 1 lịch sử 11 - Đề được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp