Đề số 9 - Đề kiểm tra học kì 2 - Vật lí 10Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 9 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Vật lí 10 Đề bài Câu 1. Thế năng của vật nặng 2 kg ở đáy một giếng sâu 10 m so với mặt đất tại nơi có gia tốc g = 10 m/s2 A. -100 J B. 100 J C. 200 J D. -200 J Câu 2. Chọn phát biểu sai Động năng của một vật sẽ không đổi khi vật A. chuyển động với gia tốc không đổi B. chuyển động tròn đều C. chuyển động thẳng đều D. chuyển động với vận tốc không đổi Câu 3. Phát biểu nào sau đây không đúng ? A. công cơ học là đại lượng vô hướng và có giá trị đại số B. công suất được dùng để biểu thị tốc độ thực hiện công của một vật C. những lực vuông góc với phương dịch chuyển thì không sinh công D. công suất được đo bằng xông sinh ra trong thời gian t Câu 4. Kết luận nào sau đây nói về cơ năng là không đúng ? A. cơ năng của một vật là năng lượng trong chuyển động cơ của vật tạo ra B. cơ năng của một vật là năng lượng của vật đó có thể thực hiện được C. cơ năng của một vật bao gồm tổng động năng chuyển động và thể năng của vật D. cơ năng của một vật có gái trị bằng công mà vật có thể thực hiện được Câu 5. Một vật có khối lựng 3kg, rơi tự do từ độ cao 10 m so với mặt đất. Bỏ qua sức cản của không khí. Lấy g = 10 m/s2. Trong thời gian 1,2 s, trọng lực thực hiện một công là A. 274,6 J B. 216 J C. 69,15 J D. -69,15 J Câu 6. Một người kéo một homg gỗ trượt trên sàn nhà bằng một dây hợp với phương ngang góc 30o. Lực tác dụng lên dây bằng 150N. Công của lưc đó khi hòm trượt 20 m bằng A. 2400 J B. 2866 J C. 2598 J D. 1762 J Câu 7. Một vật có khối lượng 0,5 kg, trượt không ma sát trên một mặt phẳng ngang với vận tốc 5 m/s đến va chạm vào một bức tường thẳng đứng theo phương vuông góc với tường. Sau va chạm vật đi ngược trở lại phương cũ với vận tốc 2 m/s. Thời gian tương tác là 0,2 s. Lực \(\overrightarrow F \) do tường tác dụng có độ lớn bằng A. 1750 N B. 175 N C. 17,5 N D. 1,75 N Câu 8. Hai lực của một ngẫu lực có độ lớn F = 5 N. Cánh tay đòn của ngẫu lực d = 20 cm. Momen ngẫu lực có độ lớn là A. 2 N.m B. 1 N.m C. 100 N.m D. 0,5 N.m Câu 9. Từ một điểm M có odoj cao 0,8 m so với mặt đất, ném một vật với vận tốc đầu 2 m/s. Biết khối lượng của vật m = 0,5 kg, lấy g = 10 m/s2. Lấy mốc thế năng ở mặt đất, cơ năng của vật bằng bao nhiêu ? A. 4 J B. 1 J C. 5 J D. 8 J Câu 10. Chọn khẳng đinh đúng A. một động cơ có công suất 5 kW/h, có nghĩa là động cơ thực hiện một công là 5KJ trong thời gian 5 giờ B. công suất của một động cơ đặc trưng cho khả năng thực hiện công của động cơ ấy trong một đơn vị thời gian C. công suất của một đại lượng véc tơ vì nó bằng tích lực và vận tốc D. tất cả các khẳng định trên đều sai Câu 11. Chọn khẳng định sai A. khi vận tốc bằng vận tốc trung bình thì công suất là công suất trung bình B. khi vận tốc bằng vận tốc tức thời thì công suất là công suất tức thời C. vì P = Fv nên công suất có giá trị không đổi thì F và v tỉ lệ thuận với nhau D. \(P = \dfrac{A}{t}\) , nếu A mang giá trị dương thì P mang giá trị dương Câu 12. Chọn khẳng định sai A. công của trọng lực phụ thuộc vào dạng quỹ đạo, luôn luôn bằng tích của trọng lực với chiều dài quỹ đạo B. công của trọng lực là một đại lượng vô hướng, không phụ thuộc vào dạng của quỹ đạo, mà luôn bằng tích của trọng lực với hiệu hai độ cao của hai đầu quỹ đạo C. nếu vật chuyển động từ vị trí thấp lên vị trí cao, công của trọng lực đạt giá trị âm và ngược lại D. khi chọn hệ quy chiếu trên mặt đất so với chiều dương là chiều của véc tơ trọng lực, nếu vật chuyển động từ vị trí cao xuống vị trí thấp, công của trọng lực đạt giá trị dương và ngược lại Câu 13. Công có thể biểu thị bằng tích của A. năng lượng và khoảng thời gian B. lực, quãng đường đi được và khoảng thời gian C. lực và quãng đường đi được D. lực và vận tốc Câu 14. Một vật trượt trên mặt phẳng nghiêng có ma sát, sau khi lên tới điểm cao nhất, nó trượt xuống vị trí ban đầu. Trong quá trình chuyển động trên A. công của lực ma sát đặt vào vật bằng 0 B. xung lượng của lực ma sát đặt vào vật bằng 0 C. xung lượng của trọng lực đặt vào vật bằng 0 D. công của trọng lực đặt vào vật bằng 0 Câu 15. Một vật có khối lượng m = 2kg đang nằm yên trên một mặt phẳng nằm ngang không ma sát. Dưới tác dụng của lực 5N, vật chuyển động và đi được 10 m. Vận tốc của vật ở cuối chuyển dời ấy bằng A. 25 m/s B. 7,07 m/s C. 15 m/s D. 50 m/s Câu 16. Một người kéo đều một thùng nước có khối lượng 15 kg từ giếng sâu 8 m lên trong 20 s. Công và công suất của người ấy là A. 1600 J; 800 W B. 800 J; 400 W C. 1000 J; 500 W D. 1200 J; 60 W Câu 17. Một viên đạn đang bay thẳng đứng lên phía trên với vận tốc 200 m/s thì nổ thành hai mảnh bằng nhau. Hai mảnh chuyển động theo hai phương đều tạo với đường thẳng đứng góc 60o. Vận tốc tương ứng của mỗi mảnh đạn là A. \({v_1} = {\rm{ }}200{\rm{ }}m/s;{\rm{ }}{v_2} = {\rm{ }}100{\rm{ }}m/s\); \({\overrightarrow v _2}\) hợp với \({\overrightarrow v _1}\) một góc 60o B. \({v_1} = {\rm{ 4}}00{\rm{ }}m/s;{\rm{ }}{v_2} = {\rm{ 4}}00{\rm{ }}m/s\); \({\overrightarrow v _2}\) hợp với \({\overrightarrow v _1}\) một góc 120o C. \({v_1} = {\rm{ 1}}00{\rm{ }}m/s;{\rm{ }}{v_2} = {\rm{ 2}}00{\rm{ }}m/s\); \({\overrightarrow v _2}\) hợp với \({\overrightarrow v _1}\) một góc 60o D. \({v_1} = {\rm{ 10}}0{\rm{ }}m/s;{\rm{ }}{v_2} = {\rm{ 1}}00{\rm{ }}m/s\); \({\overrightarrow v _2}\) hợp với \({\overrightarrow v _1}\) một góc 120o Câu 18. Môt vật có khối lượng m, chuyển động với vận tốc 3 m/s đến va chạm với một vật có khối lượng 2 m đang đứng yên. Sau va chạm, hai vật chạm dính vào nhau và cùng chuyển động với vận tốc bằng bao nhiều ? Voi va chạm giữa hai vật là va chạm mềm A. 3 m/s B. 2 m/s C. 1 m/s D. 4 m/s Câu 19. Một vật có khối lượng m = 500 g, chuyển động thẳng theo chiều âm trục tọa độ x với vận tốc 43,3 km/h. Động lượng của vật có giá trị là A. 6 kg.m/s B. -3 kg.m/s C. 21,6 kg.m/s D. 3 kg.m/s Câu 20. Một hòn đá được nắm xiên một góc 30o so với phương ngang với động lượng ban đầu có độ lớn bằng 2 kg.m/s từ mặt đất. Độ biến thiên động lượng \(\Delta \overrightarrow p \) khi hòn đá rơi tới mặt đất có giá trị là (bỏ qua sức cản không khí) A. 3 kg.m/s B. 4 kg.m/s C. 2 kg.m/s D. 1 kg.m/s Câu 21. Một vật khối lượng 0,7 kg đang chuyển động nằm ngang với vận tốc 5 m/s thì va vào bức tường thẳng đứng. Nó nảy trở lại với vận tốc 2 m/s. Độ biến thiên động lượng của vật là A. 4,9 kg.m/s B. 1,1 kg.m/s C. 3,5 kg.m/s D. 2,45 kg.m/s Câu 22. Một quả bóng đang bay ngang với động lượng \(\overrightarrow p \) thì đạp vuông góc vào một bức tường thẳng đứng, bóng bật ngược trở lại theo phương vuông góc với tường với cùng độ lớn vận tốc. Độ biến thiên động lượng của bóng là A. \(\overrightarrow 0 \) B. \(\overrightarrow p \) C. \(2\overrightarrow p \) D. \( - 2\overrightarrow p \) Câu 23. Một hệ gồm hai vật có khối lượng m1 = 1 kg, m2 = 4 kg, có vận tốc v1 = 3 m/s; v2 = 1 m/s. Biết hai vật chuyển động theo hướng vuông góc với nahu. Độ lớn động lượng của hệ là A. 5 kg.m/s B. 7 kg.m/s C. 1 kg.m/s D. 14 kg.m/s Câu 24. Trong các đại lượng sau đây, đại lượng nào không phải là thông số trạng thái của một lượng khí ? A. thể tích B. khối lượng C. áp suất D. nhiệt độ tuyệt đối Câu 25. Tính khối lượng riêng của không khí ở 100oC và áp suất 2.105 Pa. Biết khối lượng riêng của không khí ở 0oC và áp suất 1,01.105 Pa là 1,29 kg/m3. A. 1,87 kg/m3 B. 15,8 kg/m3 C. 18,6 kg/m3 D. 15,8 kg/m3 Câu 26. Khí trong xilanh lúc đầu có áp suất 2 atm, nhiệt độ 27oC và thể tích 150 cm3. Khi pittong nén khí đến 50 cm3 và áp suất là 10 atm thì nhiệt độ cuối cùng của khối khí là A. 227oC B. 333oC C. 500oC D. 285oC Câu 27. Đồ thị nào sau đây không phải là quá trình đẳng nhiệt ?
Câu 28. Trên đồ thị biểu diễn đường đẳng tích của hai lượng khí giống nhau. Kết luận nào đúng khi so sánh các thể tích V1 và V2 ?
A. V1 = V2 B. . V1 > V2 C. V1\( \sim \)V2 D. . V1 < V2 Câu 29. Một lượng khí ở nhiệt đọ 17oC có thể tích 1,0 m3 và áp suất 2,0 atm. Người ta nén đẳng nhiệt kí tới áp suất 4 atm. Thể tích của khí nén là A. 2,00 m3 B. 0,50 m3 C. 0,14 m3 D. 1,8 m3 Câu 30. Một xilanh chứa 150 cm3 khí ở áp suất 2.105 Pa. Pittong nén khí trong xilanh xuống còn 100 cm3. Áp suất khí trong xilanh lúc này bằng bao nhiêu ? Coi nhiệt độ không đổi A. 3.105 Pa B. 4.105 Pa C. 5.105 Pa D. 2.105 Pa Lời giải chi tiết Đáp án
Giải chi tiết Câu 1. D Thế năng của vật ở đáy giếng: \({{\rm{W}}_t} = mgz = 2.10.\left( { - 10} \right) = - 200\,\,J\) Câu 2. A Câu 3. D Câu 4. B Câu 5. A Câu 6. C Áp dụng công thức tính công của lực \(\overrightarrow F\): \(A = F\cos \alpha \) Thay số ta tính được \(A = 2598 \,J\) Câu 7. C Áp dụng mối liên hệ giữa biến thiên động lượng và xung lượng của lực: \(\overrightarrow F \Delta t = \Delta \overrightarrow p = m\overrightarrow v ' - m\overrightarrow v \) Chiếu phương trình lên phương trình chuyển động sau va chạm của bóng ta được: \(F + \dfrac{{mv' + mv}}{{\Delta t}}\) , thay số ta tính được: \(F = 17,5 N\) Câu 8. B \(M = Fd = 5.0,2 = 1 \,N.m\) Câu 9. C Dùng công thức tính cơ năng: \({\rm{W}} = mgz + \dfrac{1}{2}m{v^2}\) , thay số ta tính được \(W = 5 J\) Câu 10. B Câu 11. C Câu 12. A Câu 13. C Câu 14. D Câu 15. B Áp dụng định lí biến thiê động năng ta có: \({A_F} = \dfrac{1}{2}m{v^2} = Fs,\) \(\Rightarrow v = \sqrt {\dfrac{{2Fs}}{m}} = \sqrt {\dfrac{{1.5.10}}{2}} \)\(\,= 7,07\,\,m/s\) Câu 16. D Áp dụng công thức tính công \(A = Ph = mgh = 15.10.8 = 1200\,\,\,J\) \(P = \dfrac{A}{t} = \dfrac{{1200}}{{20}} = 60\,\,{\rm{W}}\) Câu 17. D Áp dụng định luật bảo toàn động lượng cho hệ đạn và hai mảnh ngay trước và sau khi đạn nổ ta có: \(\overrightarrow p = {\overrightarrow P _1} + {\overrightarrow P _2}\) . Vì \({\overrightarrow P _1}\) và \({\overrightarrow P _2}\) đều hợp với \(\overrightarrow p \) một góc 60o, nên từ hình vẽ dễ thấy: \(p = {p_1} = {p_2}\) Hay \(mv = 0,5m{v_1} = 0,5m{v_2}\) Suy ra \({v_1} = {v_2} = 2v = 400\,\,m/s\)
Câu 18. C Áp dụng đinh luật bảo toàn động lượng cho va chạm mềm ta có: \(v = \dfrac{{{m_1}{v_1} + {m_2}{v_2}}}{{{m_1} + {m_2}}}\) , thay số ta tính được \(v = 1 m/s\) Câu 19. A Động lượng của vật \(p = mv\), đổi v ra đơn vị m/s, thay số ta tính được \(p = 6 kg.m/s\) Câu 20. C Độ biến thiên động lượng của hòn đá \(\Delta \overrightarrow p = m\overrightarrow v - m\overrightarrow v '\) . Vận tốc của đá lúc ném lên và lúc va chạm đất xác định bằng nhau và đều hợp với mặt đất góc 30o. từ quy tắc tam giác véc tơ, ta xác định được độ biến thiên động lượng của đá: \(\Delta p = p = p' = 2\,\,kg.m/s\) Câu 21. A Độ biến thiên động lượng của vật là: \(mv + mv’ = 4,9 \,kg.m/s\) Câu 22. C Câu 23. A Động lượng của hệ: \(p = \sqrt {m_1^2v_1^2 + m_2^2v_2^2} \) , thay số ta tính được \(p = 5\, kg.m/s\) Câu 24. B Câu 25. A Xét lượng khí ở hai trạng thái Trạng thái 1: \({T_1} = 273\,\,K;\,\,{p_1} = 1,{01.10^5}\,\,Pa;\) \({V_1} = \dfrac{m}{{1,29}}\) Trạng thái 2. \({p_2} = {2.10^5}\,\,K;\,\,{T_2} = 273\,\,Pa;\) \({V_2} = \dfrac{m}{\rho }\) Áp dụng phương trình trạng thái: \(\dfrac{{{p_1}{V_1}}}{{{T_1}}} = \dfrac{{{p_2}{V_2}}}{{{T_2}}}\) Ta tính được khối lượng riêng của khí ở trạng thái 2: \(\pi = 1,87\,\,kg/{m^3}\) Cau 26. A Áp dụng phương trình trạng thái khí lí tưởng, suy ra: \({T_2} = 500\,\,K = {227^o}C\) Câu 27. B Câu 28. B Câu 29. B Áp dụng phương trình đẳngt nhiệt suy ra: \({V_2} = \dfrac{{{p_1}{V_1}}}{{{p_2}{V_2}}} = 0,5\,\,{m^3}\) Câu 30. A Áp dụng định luật Bôi – lơ – ma – ri -ốt, ta có \({p_1}{V_1} = {p_2}{V_2}\) , từ đó tính được \({p_2} = {3.10^5}\,\,Pa\) HocTot.XYZ
|