Đề số 4 - Đề kiểm tra học kì 2 - Vật lí 12Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 4 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Vật lí 12 Đề bài Cho biết: hằng số Plăng h=6,625.10-34J.s; độ lớn điện tích nguyên tố e = 1,6.10-19C; tốc độ ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s; bán kính Bo r0 = 5,3.10-11m; số Avôgadrô NA = 6,022.1023 mol-1, 1u = 931,5 MeV/c2. Câu 1. Sóng FM của đài tiếng nói Việt Nam có tần số f = 100 MHz. Bước sóng mà đài thu được có giá trị là A. λ = 3 m B. λ = 10 m C. λ = 5 m D. λ = 2 m Câu 2. Biết mức năng lượng ở các trạng thái dừng của nguyên tử Hiđrô được xác định theo công thức \({E_n} = - \frac{{13,6eV}}{{{n^2}}}\) ( với n = 1, 2, 3 …). Tính mức năng lượng của nguyên tử Hiđrô khi electron ở lớp O. A. – 0,378 eV B. – 3,711 eV C. – 0,544 eV D. – 3,400 eV Câu 3. Một mạch dao động LC lí tưởng dao động với chu kỳ T. Quãng thời gian ngắn nhất từ khi tụ bắt đầu phóng điện đến thời điểm mà cường độ dòng điện trong mạch có độ lớn bằng 0 là: A. \(\Delta t = \frac{T}{6}\). B. Δt = T. C. \(\Delta t = \frac{T}{4}\). D. \(\Delta t = \frac{T}{2}\) Câu 4. Các phản ứng hạt nhân tuân theo định luật bảo toàn A. khối lượng nghỉ B. động năng C. số nơtrôn D. số nuclôn. Câu 5. Trong quá trình lan truyền sóng điện từ, từ trường và điện trường tại một điểm luôn luôn A. dao động ngược pha với nhau. B. biến thiên tuần hoàn theo không gian, không tuần hoàn theo thời gian. C. dao động trùng phương và vuông góc với phương truyền sóng. D. dao động cùng pha với nhau. Câu 6. Trong nguyên tử Hiđrô, bán kính quĩ đạo P của electron bằng: A. 8,48.10-10m B. 13,25.10-10m C. 19,08.10-10m D. 4,47.10-10m Câu 7. Chọn phát biểu không đúng khi nói về tia X? A. Tia X có khả năng xuyên qua một lá nhôm mỏng. B. Tia X là bức xạ có hại đối với sức khỏe con người. C. Tia X có tác dụng mạnh lên kính ảnh. D. Tia X là bức xạ có thể trông thấy được vì nó làm cho một số chất phát quang. Câu 8. Trong thí nghiệm Y – âng về giao thoa ánh sáng, nguồn S phát bức xạ đơn sắc λ, màn quan sát cách mặt phẳng hai khe một khoảng không đổi D, khoảng cách giữa hai khe S1S2 = a có thể thay đổi ( nhưng S1 và S2 luôn cách đều S ). Xét điểm M trên màn, lúc đầu là vân sáng bậc 3, nếu lần lượt giảm hoặc tăng khoảng cách S1S2 một lượng Δa thì tại đó là vân sáng bậc k và 2k. Nếu tăng khoảng cách S1S2 một lượng 3.Δa thì tại M là A. vân sáng bậc 9. B. vân sáng bậc 7. C. vân sáng bậc 6. D. vân sáng bậc 8. Câu 9. Sóng điện từ nào sau đây có khả năng xuyên qua tầng điện li? A. Sóng dài. B. Sóng cực ngắn. C. Sóng ngắn. D. Sóng trung. Câu 10. Trong thí nghiệm Y – âng về giao thoa ánh sáng, hai khe Y – âng cách nhau 3 mm, hình ảnh giao thoa được hứng trên màn ảnh đặt cách hai khe 3 m. Sử dụng ánh sáng trắng có bước sóng từ 0,38 µm đến 0,76 µm. Trên màn quan sát thu được các dải quang phổ. Bề rộng của dải quang phổ thứ 4 là A. 1,14 mm B. 0,38 mm C. 1,52 mm D. 0,76 mm Câu 11. Chọn đáp án đúng? Trong hiện tượng quang – phát quang, sự hấp thụ hoàn toàn một photon sẽ đưa đến: A. sự phát ra một photon khác. B. sự giải phóng một e tự do. C. sự giải phóng một e liên kết. D. sự giải phóng một cặp e và lỗ trống. Câu 12. Phản ứng nhiệt hạch là phản ứng hạt nhân A. của các nguyên tử bị nung nóng chảy thành các nuclôn. B. toả ra một nhiệt lượng không lớn. C. hấp thụ một nhiệt lượng lớn. D. cần một nhiệt độ rất cao mới thực hiện được. Câu 13. Sự giống nhau giữa các tia \(\alpha ,\;\beta ,\;\gamma \) là A. đều là tia phóng xạ, không nhìn thấy được, được phát ra từ các chất phóng xạ. B. trong điện trường hay trong từ trường đều không bị lệch hướng. C. khả năng đâm xuyên mạnh như nhau. D. vận tốc truyền trong chân không bằng c = 3.108 m/s. Câu 14. Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng . Khoảng cách từ hai khe sáng đến màn là 2 m, khoảng cách giữa hai khe sáng là 0,5 mm. Ánh sáng trong thí nghiệm có bước sóng 0,4 mm. Tại một điểm cách vân sáng trung tâm 11,2 mm sẽ là vân sáng bậc mấy ? A. bậc 5 B. bậc 4 C. bậc 7 D. bậc 6 Câu 15. Hạt nhân \({}_{88}^{226}Ra\) đứng yên phóng xạ α và biến đổi thành hạt nhân X, biết động năng của hạt α là Kα = 4,8 MeV. Lấy khối lượng hạt nhân tính bằng u bằng số khối của chúng, năng lượng tỏa ra trong phản ứng trên bằng A. 1.231 MeV. B. 2,596 MeV. C. 9,667MeV. D. 4,886 MeV. Câu 16. Một nguyên tử hiđrô mà electron của nó đang ở quỹ đạo N, có thể phát ra tối đa bao nhiêu vạch quang phổ? A. 6 B. 2 C. 4 D. 3 Câu 17. Để xác định nhiệt độ của nguồn sáng bằng phép phân tích quang phổ, người ta dựa vào yếu tố nào sau đây? A. Quang phổ liên tục. B. Sự phân bố năng lượng trong quang phổ. C. Quang phổ hấp thụ. D. Quang phổ vạch phát xạ. Câu 18. Hạt nhân \({}_{82}^{206}Pb\) có cấu tạo gồm A. 82 prôtôn và 206 nơtron. B. 82 prôtôn và 124 nơtron. C. 206 prôtôn và 124 nơtron. D. 206 prôtôn và 82 nơtron. Câu 19. Đại lượng nào sau đây đặc trưng cho mức độ bền vững của hạt nhân? A. Năng lượng liên kết. B. Năng lượng liên kết riêng. C. Năng lượng nghỉ. D. Độ hụt khối. Câu 20. Cho phản ứng hạt nhân: \({}_1^3T + X \to \alpha + n\) . Hạt nhân X là hạt A. \({}_1^2D\) B. \({}_1^1H\) C. \({}_2^4He\) D. \({}_1^3T\) Câu 21. Quang điện trở có nguyên tắc hoạt động dựa trên hiện tượng A. nhiệt điện B. quang – phát quang. C. quang điện ngoài. D. quang điện trong. Câu 22. Trong thí nghiệm Y - âng về giao thoa ánh sáng , khoảng cách giữa 2 khe là a = 0,8 mm ; khoảng cách từ 2 khe đến màn là D = 2 m . Nguồn phát ánh sáng đơn sắc có bước sóng l = 0,72mm .Tính khoảng vân giao thoa: A. 1,5mm B. 1,8mm C. 1,2 mm D. 2 mm Câu 23. Sắp xếp theo đúng thứ tự giảm dần của tần số các sóng điện từ là dãy nào sau đây? A. Ánh sáng nhìn thấy, tia hồng ngoại, tia tử ngoại. B. Tia hồng ngoại, tia tử ngoại, ánh sáng thấy được. C. Tia tử ngoại, ánh sáng thấy được, tia hồng ngoại. D. Ánh sáng thấy được, tia tử ngoại, tia hồng ngoại. Câu 24. Mạch dao động điện từ gồm tụ điện C và cuộn cảm L, dao động tự do với chu kỳ bằng A. T =\(\frac{1}{{2\pi \sqrt {LC} }}\) B. T = \(\frac{1}{{\sqrt {LC} }}\) C. T = 2π\(\sqrt {LC} \) D. T = \(\frac{{2\pi }}{{\sqrt {LC} }}\) Câu 25. Hiện tượng nào dưới đây chứng tỏ ánh sáng có tính chất sóng? A. Hiện tượng giao thoa ánh sáng B. Hiện tượng quang điện ngoài C. Hiện tượng quang điện trong D. Hiện tượng sóng dừng Câu 26. Biết chu kì bán rã của iôt phóng xạ (\({}_{53}^{131}I\)) là 8 ngày đêm. Ban đầu có 100g iôt phóng xạ. Số hạt nhân iốt còn lại sau 48 ngày đêm là bao nhiêu? A. 7,18.1022. B. 7,18.1021. C. 5,75.1022. D. 5,75.1021. Câu 27. Hạt nhân \({}_{11}^{23}\) Na có khối lượng 22,98373 u. Khối lượng của nơtrôn mn = 1,0087u, khối lượng của prôtôn mP = 1,0073u. Độ hụt khối của hạt nhân \({}_{11}^{23}\)Na là A. 0,0305u B. 0,0745u C. 0,20097u D. 0,0638u Câu 28. Giới hạn quang điện của kim loại dùng làm catôt là 0,35 μm. Công thoát của kim loại dùng làm catôt là: A. 3,55 eV B. 6,62 eV C. 2,76 eV D. 4,14 eV Câu 29. Nguồn sáng nào sau đây khi phân tích cho quang phổ liên tục? A. Đèn hơi natri. B. Đèn hơi thủy ngân. C. Đèn dây tóc nóng sáng. D. Đèn hơi hyđrô. Câu 30. Công dụng phổ biến nhất của tia hồng ngoại là A. chữa bệnh. B. chiếu sáng. C. chụp ảnh ban đêm. D. sấy khô, sưởi ấm. Lời giải chi tiết
Câu 1: Phương pháp : Áp dụng công thức tính bước sóng của sóng điện từ \(\lambda = \frac{c}{f}\) Cách giải : Bước sóng của sóng điện từ mà đài FM thu được là \(\lambda = \frac{c}{f} = \frac{{{{3.10}^8}}}{{{{100.10}^6}}} = 3m\) Chọn A Câu 2 Phương pháp : Áp dụng công thúc tính mức năng lượng của nguyên tử Hidro \({E_n} = - \frac{{13,6eV}}{{{n^2}}}\) Cách giải Năng lượng của nguyên tử Hidro khi e ở lớp O ta có n = 5 là \({E_n} = - \frac{{13,6eV}}{{{5^2}}} = - 0,544eV\) Chọn C Câu 3 : Phương pháp : Áp dụng mối liên hệ i = q’ Cách giải : Vì i sớm pha hơn q một góc \(\frac{\pi }{2}\) từ khi tụ bắt đầu phóng điện đến khi cường độ dòng điện trong mạch có độ lớn bằng 0 thì tụ điện đạt cực đại lần nữa vậy \(\Delta t = \frac{T}{2}\) Chọn D Câu 4 : Các phản ứng hạt nhân tuân theo định luật bảo toàn số nuclôn Chọn D Câu 5 : Trong quá trình lan truyền sóng điện từ, từ trường và điện trường tại một điểm luôn luôn dao động cùng pha với nhau Chọn D Câu 6 Phương pháp : Bán kính quỹ đạo của nguyên tử Hidro \(r = {n^2}{r_0}\) Cách giải Bán kính quỹ đạo P với n = 6 của electron bằng \(r = {6^2}{r_0} = {6^2}.5,{3.10^{ - 11}} = 19,{08.10^{ - 10}}m\) Chọn C Câu 7 : Tia X có tác dụng sinh lí mạnh nên được dùng nhiều trong y học vậy B là đáp án sai Chọn B Câu 8 Phương pháp : Áp dụng công thức tính khoảng vân trong giao thoa ánh sáng \(i = \frac{{\lambda D}}{a}\) Cách giải : Khoảng vân i khi khoảng cách giữa hai khe là a là : \(i = \frac{{\lambda D}}{a}\) Khi lần lượt giảm hoặc tăng khoảng cách S1S2 một lượng Δa thì tại đó là vân sáng bậc k và 2k ta có \({x_M} = \frac{{k\lambda D}}{{a - \Delta a}} = \frac{{2k\lambda D}}{{a + \Delta a}} = > a + \Delta a = 2\left( {a - \Delta a} \right) = > \Delta a = \frac{a}{3}\) Vậy khoảng vân i khi khoảng cách giữa 2 khe tăng lên 3.Δa là \(i' = \frac{{\lambda D}}{{a + 3\Delta a}} = \frac{{\lambda D}}{{2a}} = \frac{i}{2}\). Khi đó tại M sẽ là vân sáng bậc 6 Chọn C Câu 9 : Sóng điện từ có bước sóng cực ngắn có khả năng đâm xuyên qua tầng điện li Chọn B Câu 10: Phương pháp : Áp dụng công thức tính khoảng vân trong giao thoa ánh sáng \(i = \frac{{\lambda D}}{a}\) Cách giải : Bề rộng của dải quang phổ thứ 4 là : \({x_{4{\rm{d}}}} - {x_{4t}} = 4({i_d} - {i_t}) = 4\left( {\frac{{0,{{76.10}^{ - 3}}{{.3.10}^3}}}{3} - \frac{{0,{{38.10}^{ - 3}}{{.3.10}^3}}}{3}} \right) = 1,52mm\) Chọn C Câu 11 : Trong hiện tượng quang – phát quang, sự hấp thụ hoàn toàn một photon sẽ đưa đến sự phát ra một photon khác Chọn A Câu 12: Phản ứng nhiệt hạch là phản ứng hạt nhân cần một nhiệt độ rất cao mới thực hiện được Chọn D Câu 13 : Sự giống nhau giữa các tia \(\alpha ,\;\beta ,\;\gamma \) là đều là tia phóng xạ, không nhìn thấy được, được phát ra từ các chất phóng xạ. Chọn A Câu 14 : Phương pháp : Áp dụng điều kiện vị trí vân sáng \({x_s} = ki\) Cách giải Khoảng vân giao thoa có độ lớn là \(i = \frac{{\lambda D}}{a} = \frac{{0,{{4.10}^{ - 3}}{{.2.10}^3}}}{{0,5}} = 1,6mm\) Tại vị trí cách vân sáng trung tâm 11,2 mm sẽ là vân sáng bậc \(11,2 = k.i = > k = \frac{{11,2}}{{1,6}} = 7\) Chọn C Câu 15 Phương pháp : Áp dụng định luật bảo toàn năng lượng trong phản ứng hạt nhâ Cách giải Phương trình phản ứng : \({}_{88}^{226}Ra \to \alpha + {}_{86}^{222}X\) Ta có \(\frac{{{K_\alpha }}}{{{K_X}}} = \frac{{{m_X}}}{{{m_\alpha }}} = \frac{{222}}{4} = > {K_X} = \frac{{{K_\alpha }.{m_\alpha }}}{{{m_X}}} = \frac{{4,8.4}}{{222}} = \frac{{16}}{{185}}MeV\) Năng lượng tỏa ra trong phản ứng trên là \(E = {K_\alpha } + {K_X} = 4,8 + \frac{{16}}{{185}} = 4,886MeV\) Chọn D Câu 16: Chọn A Câu 17: Để xác định nhiệt độ của nguồn sáng bằng phép phân tích quang phổ, người ta dựa vào quang phổ liên tục Chọn A Câu 18 : Phương pháp : Trong hạt nhân nguyên tử ; A = Z + N Cách giải : Hạt nhân \({}_{82}^{206}Pb\) có 82 prôtôn và 124 nơtron Chọn B Câu 19 : Đại lượng đặc trưng cho độ bền vững của hạt nhân là năng lượng liên kết riêng Chọ B Câu 20: Phương pháp : Áp dụng định luật bảo toàn điện tích trong phản ứng hạt nhân Cách giải Áp dụng định luật bảo toàn điện tích ta có \({A_T} + {A_X} = {A_\alpha } + {A_n} = > {A_X} = 2;{Z_T} + {Z_X} = {Z_\alpha } + {Z_n} = > {Z_X} = 1\). Vậy X là \({}_1^2D\) Chọn A Câu 21 Quang điện trở hoạt động dựa trên hiện tượng quang điện trong Chọn D Câu 22: Phương pháp : Áp dụng công thức tính khoảng vân \(i = \frac{{\lambda D}}{a}\) Cách giải Khoảng vân giao thoa có độ lớn là \(i = \frac{{\lambda D}}{a} = \frac{{0,{{72.10}^{ - 3}}{{.2.10}^3}}}{{0,8}} = 1,8mm\) Chọn B Câu 23 Chọn C Câu 24 Chu kỳ dao động của mạch dao động LC được xác định bởi biểu thức T = 2π\(\sqrt {LC} \) Chọn C Câu 25 : Hiện tượng giao thoa ánh sáng chứng tỏ ánh sáng có tính chất sóng Chọn A Câu 26 : Phương pháp : Áp dụng công thức tính số hạt nhân còn lại là \(N = {N_0}{e^{ - \frac{t}{T}}}\) Cách giải : Số hạt nhân iốt còn lại sau 48 ngày đêm là \(N = {N_0}{2^{ - \frac{t}{T}}} = n.{N_A}{.2^{ - \frac{t}{T}}}\) \(= \frac{{100}}{{131}}.6,{02.10^{23}}{.2^{ - \frac{{48}}{8}}} \) \(= 7,{18.10^{21}}\left( {hat} \right)\) Chọn B Câu 27 : Phương pháp : Áp dụng công thức tính độ hụt khối \(\Delta m = Z.{m_p} + \left( {A - Z} \right){m_n} - {m_X}\) Cách giải : Độ hụt khối của hạt nhân \({}_{11}^{23}\) Na là : \(\Delta m = 110,20097u.1,0073 + 12.1,0087 - 22,98373 = 0,20097\) Chọn C Câu 28 : Phương pháp : Áp dụng công thức công thức tính công thoát của kim loại \(\varepsilon = \frac{{hc}}{\lambda }\) Cách giải : Công thoát của kim loại này là \(\varepsilon = \dfrac{{hc}}{\lambda } = \dfrac{{6,{{625.10}^{ - 34}}{{.3.10}^8}}}{{0,{{35.10}^{ - 6}}.1,{{6.10}^{ - 19}}}} \) \(= 3,55eV\) Chọn A Câu 29 : Phương pháp : Quang phổ liên tục do chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí ở áp suất cao bị nung nóng ở nhiệt độ cao Cách giải : Đến dây tóc nóng sáng khi phân tích cho quang phổ liên tục Chọn C Câu 30 : Công dụng phổ biến nhất của tia hồng ngoại là sấy khô, sưởi ấm. Chọn D Nguồn: Sưu tầm HocTot.XYZ
|