Đề kiểm tra 15 phút chương 2 phần 2 lịch sử 6 - Đề số 1 có lời giải chi tiếtĐề kiểm tra 15 phút chương 2 phần 2 lịch sử 6 - Đề số 1 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp Đề bài I. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1. Việc đúc một số đồ dùng bằng đồng hay làm một bình đất nung có gì khác so với làm một công cụ đá? A. Đòi hỏi sự toàn kết của toàn bộ lạc. B. Chỉ đòi hỏi sức lao động của một người. C. Đòi hỏi sức khỏe và công sức của nhiều người hơn. D. Chỉ đòi hỏi sức lao động của toàn làng xã. Câu 2. Hai phát minh lớn góp phần tạo ra bước chuyển biến lớn trong đời sống kinh tế của con người thời kì Phùng Nguyên - Hoa Lộc đó là: A. Làm đồ gốm và đúc đồng. B. Kĩ thuật mài đá và luyện kim. C. Thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước. D. Trồng trọt và chăn nuôi. Câu 3. Việc phát minh ra thuật luyện kim không mang ý nghĩa nào sau đây? A. Khá cứng, có thể thay thế đồ đá. B. Đúc được nhiều loại hình công cụ, dụng cụ khác nhau. C. Hình thức đẹp hơn, chất liệu bền hơn, mở ra con đường tìm nguyên liệu mới. D. Thúc sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp. Câu 4. Công cụ sản xuất thuộc nền văn hóa Đông Sơn không có đặc điểm nào sau đây? A. Số lượng công cụ đồng ngày càng tăng nhanh. B. Các công cụ ngày càng phong phú, đa dạng về loại hình. C. Có sự tiến triển về trình độ kĩ thuật và mĩ thuật. D. Thuật luyện kim được phát minh từ sự phát triển của nghề làm gốm. Câu 5. Một trong những chuyển biến trong đời sống kinh tế của con người thời Phùng Nguyên – Hoa Lộc so với con người thời Hòa Bình – Bắc Sơn là A. Sử dụng các công cụ đá và biết mài đá. B. Con người đã biết đến trồng trọt và chăn nuôi. C. Con người biết làm đồ trang sức và đồ gốm. D. Con người định cư lâu dài, xây dựng xóm làng. II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 6. Theo em, việc phát minh ra thuật luyện kim có ý nghĩa gì? Lời giải chi tiết ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1. Phương pháp: sgk trang 33, suy luận. Cách giải: Việc đúc một số đồ dùng bằng đồng hay làm một bình bằng đất nung có nhiều điểm khác so với việc làm một công cụ đá: - Công việc nặng nhọc, đòi hỏi sức khỏe và công sức của nhiều người hơn: + Một số công đoạn đúc đồng: làm khuôn - lọc quặng - nấu quặng - đổ khuôn. + Làm một bình đất nung: tìm đất sét - nhào nặn – nung dưới nhiệt độ cao. - Làm một công cụ bằng đá nhẹ nhàng hơn, chỉ đòi hỏi sức lao động của một người: tìm đá - ghè đẽo hoặc mài. Chọn: C Câu 2. Phương pháp: Phân tích, nhận xét. Cách giải: Hai nhân tố tạo bước chuyển lớn trong đời sống kinh tế của con người thời kì Phùng Nguyên Hoa Lộc là: - Thuật luyện kim giúp con người đúc được nhiều loại công cụ khác nhau, công cụ sắc bén hơn, cho năng suất lao động cao hơn. - Nghề nông trồng lúa nước giúp con người có thể định cư lâu dài, ổn định về nguồn thức ăn. Cây lúa nước trở thành lương thực chính của con người cùng với các loại cây, củ khác. Đồng thời cũng tăng thêm các hoạt động tinh thần, giải trí. Chọn: C Câu 3. Phương pháp: phân tích, đánh giá. Cách giải: Thuật luyện kim ra đời có những ý nghĩa như sau: - Tạo ra nguyên liệu làm công cụ, vật dụng mới khá cứng, có thể thay thế đồ đá. => Việc phát minh ra thuật luyện kim đã làm thay đổi sức sản xuất, tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống kinh tế - xã hội, đưa con người ra khỏi thời nguyên thủy, bước sang thời đại văn minh. Chọn: D Câu 4. Phương pháp: nhận xét, đánh giá. Cách giải: Công cụ sản xuất của nền văn hóa Đông Sơn mang những đặc điểm sau đây: - Công cụ sản xuất, đồ đựng, đồ trang sức đều phát triển hơn trước. - Đồ đồng gần như thay thế đồ đá. - Các nhà khảo cổ đã tìm thấy hàng loạt công cụ, vũ khí đồng như: lưỡi cày, lưỡi giáo, mũi tên, … có hình dàng và trang trí hoa văn giống nhau ở nhiều nơi trên đất Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, nhất là ở vùng đồng bằng sông Hồng, sông Mã, sông Cả. => Như vậy công cụ sản xuất của nền văn hóa Đông Sơn có những đặc điểm sau: - Số lượng công cụ bằng đồng tăng nhanh. - Công cụ ngày càng phong phú, đa dạng về loại hình. - Có sư tiến triển về trình độ kĩ thuật và mĩ thuật. Chọn: D Câu 5. Phương pháp: so sánh, liên hệ. Cách giải: * Bảng thể hiện sự thay đổi trong đời sống kinh tế của con người thời kì này (người Phùng Nguyên - Hoa Lộc) so với người thời Hòa Bình - Bắc Sơn:
Chọn: D Câu 6. Việc phát minh ra thuật luyện kim có ý nghĩa hết sức to lớn không chỉ đối với người thời đó mà cả đối với các thời đại sau này. Nhờ thuật luyện kim mà có được công cụ khá cứng, có thể thay thế đồ đá. Đúc được nhiều loại hình công cụ, dụng cụ khác nhau. Hình thức công cụ đẹp hơn, chất liệu bền hơn, mở ra con đường tìm nguyên liệu mới. HocTot.XYZ
|