Đề kiểm tra 15 phút chương 2 phần 2 lịch sử 6 - Đề số 7 có lời giải chi tiết

Đề kiểm tra 15 phút chương 2 phần 2 lịch sử 6 - Đề số 7 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Đề bài

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh nói lên hoạt động gì của nhân dân ta hồi đó?

A. Chống lũ lụt, bảo vệ sản xuất nông nghiệp.

B. Chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước.

C. Phát triển sản xuất.

D. Chống hạn hán bảo vệ sản xuất nông nghiệp.

Câu 2. Tổ chức bộ máy nhà nước thời Văn Lang

A. tập trung cao độ quyền lực trong tay Hùng Vương.

B. tiềm tàng nguy cơ chia rẽ, cát cứ ở các chiềng, chạ.

C. tổ chức từ trên xuống dưới, đơn giản, sơ khai.

D. đặt tướng võ là Lạc hầu.

Câu 3. Các loại vũ khí được sử dụng trong câu chuyện “Thánh Gióng” đã cho thấy điều gì?

A. Vũ khí chủ yếu được sử dụng khi chống ngoại xâm.

B. Vũ khí bằng kim loại đã được sử dụng.

C. Tinh thần yêu nước của cư dân Văn Lang.

D. Ca ngợi người anh hùng Thánh Gióng.

Câu 4. Câu chuyện Trầu, cau và Bánh chưng, bánh giầy cho ta biết người thời Văn Lang có những tục 

A. nhai trầu, gói bánh chưng bánh giày trong ngày lễ hội.

B. nhảy múa, hát ca, đua thuyền trong ngày lễ hội.

C. lễ hội, vui chơi được tổ chức thường xuyên.

D. trống lúa nước và lấy đó làm lương thực chính.

Câu 5. Trống đồng thời kì Văn Lang không có đặc điểm nào sau đây?

A. họa tiết hoa văn tinh xảo, phong phú.

B. quai trống làm theo hình dây thừng bện.

C. thân trống có hình thuyền, vũ sĩ, chim, thú.

D. ngôi sao nhiều cánh ở giữa tượng trung cho thần Lúa.

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 6. Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào, vào thời gian nào, người  đứng đầu, đóng đô ở đâu?

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1.A

2.C

3.B

4.A

5.D

Câu 1.

Phương pháp: suy luận.

Cách giải:

Nhân dân Văn Lang lấy nông nghiệp làm ngành sản xuất chính. Do vậy, công tác thủy lợi luôn đóng vai trò quan trọng. Câu chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh có nội dung phản ánh những hiện tượng thiên nhiên như bão lũ, đồng thời thể hiện ước vọng của nhân dân ta có thể hạn chế được những hiện tượng thiên nhiên xấu để bảo vệ sản xuất nông nghiệp.

Chọn: A

Câu 2.

Phương pháp: Nhận xét, đánh giá

Cách giải:

Tổ chức nhà nước thời Hùng Vương đã:

- Có tổ chức từ trên xuống dưới, lấy làng, chạ làm cơ sở (đơn vị hành chính).

- Tổ chức còn rất đơn giản và sơ khai. Tuy nhiên, đã là tổ chức chính quyền cai quản cả nước, tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển nền kinh tế, xã hội đất nước cũng như sự hình thành quốc gia - dân tộc và truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Chọn: C

Câu 3.

Phương pháp: Phân tích, nhận xét.

Cách giải:

- Trong câu truyện, nhà vua kêu gọi nhân tài để chống giặc Ân, Thánh Gióng đã lớn lên rất nhanh để ra trận đánh giặc => thể hiện ý thức tự vệ của dân tộc.

- Roi sắt, ngựa sắt, áo ráp sắt => thể hiện vũ khí bằng kim loại đã được sử dụng ở thời kì đó.

Chọn: B

Câu 4.

Phương pháp: Phân tích, nhận xét.

Cách giải:

Qua hai câu truyện Trầu, cau và Bánh chưng, bánh giầy cho ta biết từ thời Văn Lang đã có tục nhai trầu, gói bánh chưng, bánh giầy trong những ngày lễ hội, ngày Tết để thờ cúng ông bà, tổ tiên.

Chọn: A

Câu 5.

Phương pháp: Liên hệ.

Cách giải:

- Mặt trống: trang trí các họa tiết, hoa văn tinh xảo, phong phú, khắc họa, miêu tả chân thật sinh hoạt cũng như đời sống của người dân Văn Lang.

+ Ngôi sao nhiều cánh ở giữa mặt trống tượng trưng cho thần Mặt Trời vì người dân Văn Lang có quan niệm về thần Mặt Trời.

+ Bao quanh ngôi sao có hình người, vật, động vật và hoa văn hình học.

- Thân trống: thường có hình thuyền, hình vũ sĩ, hình một số chim, thú thông thường thì chỉ có hoa văn hình học.

- Quai trống: thường làm theo hình dây thừng bện.

Chọn: D

II. PHẦN TỰ LUẬN

 Câu 6. Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào, vào thời gian nào, do ai đứng đầu, đóng đô ở đâu?

* Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh:

- Mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo đã nảy sinh và ngày càng tăng lên.

- Cần phải giải quyết các xung đột giữa các bộ lạc Lạc Việt, giữa người Lạc Việt với các tộc người khác.

-  Do như cầu trị thủy, bảo vệ mùa màng mọi người cùng hợp sức nhau lại mới có thể giải quyết được —> Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh đó.

* Nhà nước Văn Lang ra đời vào khoảng thế kỉ VII TCN.

* Đứng đầu nhà nước Văn Lang là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang (Bạch Hạc - Phú Thọ).

HocTot.XYZ