Đề kiểm tra 15 phút chương 3 phần 1 sử 10 - Đề số 1 có lời giải chi tiết

Đề kiểm tra 15 phút chương 3 phần 1 lịch sử 10 - Đề số 1 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Đề bài

Câu 1. Trung Quốc được thống nhất dưới triều đại nào?

A. Tần             B. Hán

C. Sở               D. Triệu

Câu 2. Dưới tiều Tần, nông dân được phân hóa thành các bộ phận chính nào?

A. giai cấp địa chủ, nông dân tự canh, nông dân lĩnh canh.

B. nông dân lĩnh canh, nông dân tự canh, tư sản dân tộc.

C. phú nông, nông dân tự canh, nông dân lĩnh canh.

D. phú nông, nông dân lĩnh canh, tiểu tư sản trí thức.

Câu 3. Vua Tần xưng là

A. Vương        B. Hoàng đế

C. Đại đế         D. Thiên tử

Câu 4. Hai chức quan cao nhất giúp vua trị nước dưới triều Tần là

A. Thừa tướng và Thái úy

B. Tể tướng và Thái úy

C. Tể tưởng và Thừa tướng

D. Thái úy và Thái thú

Câu 5. Hoàng đế Trung Hoa dưới triều Tần chia đất nước thành

A. Phủ, huyện             B. Quận huyện

C. Tỉnh, huyện            D.Tỉnh đạo

Câu 6. Ý nào không phản ánh đúng sự phát triển thịnh đạt của thủ công nghiệp và thương nghiệp dưới thời Đường?

A. Các tác phường luyện sắt, đóng thuyền có hàng chục người làm việc

B. Các tuyến giao thông được mở mang phục vụ nhu cầu sản xuất

C. “Con đường tơ lụa” trên bộ và trên biển được thiết lập và mở mang phục vụ nhu cầu sản xuất

D. Đã thành lập các phường hội và thương hội chuyên sản xuất và buôn bán sản phẩm thủ công

Câu 7. Yếu tố nào tạo nên sự khác biệt giữa nông dân tự canh và nông dân lĩnh canh dưới thời Tần?

A. Tài sản nói chung

B. Ruộng đất

C. Vàng bạc

D. Công cụ sở hữu

Câu 8. Sau khi thành lập, nhà Đường ở Trung Quốc đã thực hiện nhiều biện pháp tăng cường bộ máy cai trị, ngoại trừ

A. Củng cố bộ máy triều đình, với quyền lực tuyệt đối của hoàng đế

B. Cử người thân tín cai quản các địa phương

C. Cử những người thân tộc và các công thần giữ chức Tiết độ sứ cai trị các vùng biên cương

D. Xóa bỏ chế độ tiến cử quan lại

Câu 9. Ý nào không giải thích đúng tại sao kinh tế công thương nghiệp ở Trung Quốc sớm phát triển nhưng nền kinh tế tư bản chủ nghĩa vẫn không phát triển được ở nước này?

A. Do Trung Quốc không phát triển theo đúng mô hình của các nước phương Tây và Nhật Bản

B. Quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời vẫn được duy trì chặt chẽ ở Trung Quốc

C. Chế độ cai trị độc đoán của chính quyền phong kiến chuyên chế

D. Những mầm mống của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành yếu ớt

Câu 10. Chế độ phong kiến Trung Quốc được xác lập khi

A. Quan hệ vua – tôi được xác lập

B. Quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân công xã được xác lập

C. Quan hệ bóc lột địa tô của địa chủ đối với nông dân lĩnh canh được xác lập

D. Vua Tần xưng là Hoàng đế

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

 B

 B

 D

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 29.

Cách giải:

Năm 221 TCN, Tần đã thống nhất được Trung Quốc.

Chọn đáp án: A

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 29.

Cách giải:

Dưới triều Tần, nông dân đã bị phân hóa. Một bộ phận giàu có trở thành giai cấp bóc lột (giai cấp địa chủ). Một số khác vẫn giữ được ruộng đất để cày cấy trở thành nông dân tự canh. Số nông dân còn lại là những người rất nghèo, không có ruộng, phải nhận ruộng của địa chủ để cày cấy – gọi là nông dân lĩnh canh.

Chọn đáp án: A

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 29.

Cách giải:

Tần Thủy Hoàng là vị vua khởi đầu việc xây dựng bộ máy chính quyền phong kiến tập quyền. Vua Tần tự xưng là Hoàng đề, tự xưng mình là đáng tối cao, có quyền hành tuyệt đối, quyết định mọi vấn đề của đất nước

Chọn đáp án: B

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 29.

Cách giải:

Dưới vua có hệ thống quan văn, quan võ. Thừa tướng đứng đầu các quan văn, Thái úy đứng đầu các quan võ. Đây là hai chức quan cao nhất của triều đình để giúp Hoàng đế trị nước.

Chọn đáp án: A

Câu 5.

Phương pháp: sgk trang 29.

Cách giải:

Hoàng đế Trung Hoa dưới triều Tần chia đất nước thành các quận, huyện; đặt các chức quan Thái thú (ở quận) và Huyện lệnh (ở Huyện).

Chọn đáp án: B

Câu 6.

Phương pháp: sgk trang 30, loại trừ.

Cách giải:

Thời Đường, người dân đã áp dụng những kĩ thuật canh tác mới vào sản xuất như chọn giống xác định thời vụ. => Sản lượng tăng nhiều hơn trước. Thủ công nghiệp và thương nghiệp bước vào giai đoạn phát triển thịnh đạt. Xưởng thủ công (gọi là tác phường) luyện sắt, đóng thuyền và hàng chục người làm việc. “Con đường tơ lụa” trên bộ và trên biển được thiết lập và mở mang phục vụ sản xuất.

Sự thành lập các phường hội và thương hội là biểu hiện của sự phát triển kinh tế ở các trong các thành thị tủng đại Tây Âu.

Chọn đáp án: D

Câu 7.

Phương pháp: sgk trang 29, suy luận.

Cách giải:

Yếu tố tạo nên sự khác biệt giữa nông dân tự canh và nông dân lĩnh canh thời Tần là yếu tố ruộng đất.

- Nông dân tự canh: có ruộng đất để cày cấy.

- Nông dân lĩnh canh: nhận ruộng đất từ địa chủ để cày cấy.

Chọn đáp án: B

Câu 8.

Phương pháp: sgk trang 30, suy luận.

Cách giải:

Các biện pháp tăng cường bộ máy cai trọ của chính quyền nhà Đường:

- Cử những người thân tộc và các công thần giữ chức Tiết độ sứ cai trị các vùng biên cương.

- Cử người thân tín cai quản các địa phương, tạo điều kiện cho quý tộc, địa chủ được tham gia vào bộ máy cai trị từ trung ương đến địa phương.

- Củng cố bộ máy triều đình, với quyền lực tuyệt đối của hoàng đế.

Nhà Đường có mở thêm các khoa thi để tuyển chọn quan lại nhưng không xóa bỏ chế độ tuyển chọn quan lại.

Chọn đáp án: D

Câu 9.

Phương pháp: phân tích, đánh giá.

Cách giải:

Kinh tế công thương nghiệp ở Trung Quốc sớm phát triển nhưng nền kinh tế tư bản chủ nghĩa vẫn không phát tiển được ở nước này do:

- Quan hệ sản xuất phong kiễn lối thời vẫn được duy trì ở Trung Quốc đó là quan hệ bóc lột của địa chủ với nông dân. Trải qua các triều đại phong kiến lâu đời ở Trung Quốc, quan hệ sản xuất này vẫn tiếp tục được duy trì bền vừng và chưa có biểu hiện bị phá vỡ.

- Chế độ cai trị độc đoán của chính quyền chuyên chế, các triều đại phong kiến Trung Quốc đều thực hiện các biện pháp có thể để củng cố quyền lực của nhà vua và dòng họ. Đặc biệt là dưới thời Đường dù kinh tế công thương nghiệp phát triển nhưng không đủ điều kiện để hình thành kinh tế tư bản chủ nghĩa khi quyền lợi có quý tộc và dòng họ vẫn được đặt lên trên hết, quý tộc và địa chủ được tạo điều kiện tham gia vào bộ máy cai trị từ trung ương đến địa phương (sgk trang 30).

- Những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa hình thành yếu ớt, nhà nước vẫn củng cố chế độ ruộng đất quân điền, buộc nhân dân phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước theo chế độ tô, dung điệu.

Trung Quốc không phát triển theo đúng mô hình của các nước phương Tây và Nhật Bản không phi là nguyên nhân giải thích đúng tại sao kinh tế công thương nghiệp ở Trung Quốc sớm phát triển nhưng nền kinh tế tư bản chủ nghĩa vẫn không phát triển được ở nước này.

Chọn đáp án: A

Câu 10.

Phương pháp: phân tích, đánh giá.

Cách giải:

Chế độ phong kiến được xác lập khi hình thành được quan hệ bóc lột địa tô của địa chủ với nông dân lĩnh canh. Khi triều Tần được thành lập, các giai cấp mới đã hình thành.

- Quan lại có nhiểu ruộng đất tư trở thành địa chủ.

- Nông dân phân hóa thành:

+ Nông dân tự canh: vẫn giữ được ruộng đất để cày cấy.

+ Nông dân lĩnh canh: không có ruộng, phải nhận ruộng của địa chủ đề cày cấy và nộp một phần hoa lợi cho địa chủ, gọi là tô ruộng đất.

=> Quan hệ bóc lột địa tô của đại chủ đã thay thế cho quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân công xã.

Chọn đáp án: C

HocTot.XYZ

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 - Xem ngay