Đề kiểm tra 15 phút chương 3 phần 2 lịch sử 6 - Đề số 10 có lời giải chi tiết

Đề kiểm tra 15 phút chương 3 phần 2 lịch sử 6 - Đề số 10 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Đề bài

Câu 1. Tôn giáo nào do Lão Tử sáng lập ở Trung Quốc?

A. Nho giáo.

B. Phật giáo.

C. Đạo giáo.

D. Kitô giáo.

Câu 2. Tôn giáo được du nhập vào nước ta có nội dung khuyên mọi người hãy yêu thương nhau, làm điều lành tránh điều ác?

A. Phật giáo.

B. Thờ cúng tổ tiên.

C. Khổng giáo.

D. Hin đu giáo.

Câu 3. Khi bị phong kiến phương Bắc đô hộ, xã hội Âu Lạc bị phân hoá thành các tầng lớp:

A. Vua, Quý tộc, Nông dân công xã, Nô lệ.

B. Vua, Quý tộc, Nông đân công xã, Nô tì.

C. Quan lại đô hộ, Hào trưởng Việt, Địa chủ Hán, Nông dân công xã, Nông dân lệ thuộc, Nô tì.

D. Quan lại đô hộ, Quý tộc, Hào trưởng, Nông dân công xã, Nông dân lệ thuộc, Nô tì.

Câu 4. Khi khởi nghĩa thất bại, không chịu khuất phục kẻ thù, Bà Triệu (Triệu Thị Trinh) đã anh dũng tuẫn tiết tại:

A. Sông Hát (Hát Môn, Hà Nội).

B. Núi Đụn (Thanh Oai, Hà Nội).

C. Núi Tùng (Hậu Lộc, Thanh Hoá).

D. Núi Nưa (Hậu Lộc, Thanh Hoá).

Câu 5. Giữa thế kỉ III, cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu bùng nổ xuất phát từ nguyên nhân sâu xa nào?

A. Bà là người có sức khỏe, có mưu lớn.

B. Bà là người giàu mưu trí.

C. Nhiều nghĩa sĩ đã cùng bà chuẩn bị khởi nghĩa.

D. Chính sách áp bức, bóc lột của thế lực phong kiến phương Bắc.

Câu 6. Mục đích toàn diện nhất mà chính quyền đô hộ mở trường học dạy chữ Hán ở nước ta là gì?

A. Tạo ra lớp người phục vụ cho sự thống trị của người Hán.

B. Tuyên truyền tôn giáo, luật lệ, phong tục, tập quán của người Hán.

C. Bắt dân ta học, nói chữ Hán quên đi tiếng mẹ đẻ của mình.

D. Đồng hoá dân tộc ta.

Câu 7. Cho đoạn tư liệu sau: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển khởi, đánh đuổi quân Ngô giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, đâu chịu khom lưng làm tì thiếp cho người

Câu nói trên của Bà Triệu thể hiện điều gì về con người của bà?

A. Bà Triệu là người khảng khái, giàu lòng yêu nước, có chí lớn.

B. Bà Triệu chiến thắng ách thống trị của chính quyền phương Bắc.

C. Bà Triệu kêu gọi nhân dân khắp nơi ủng hộ cuộc khởi nghĩa.

D. Bà Triệu thể hiện sự tiếc nuối trước khi hi sinh trên núi Tùng.

Câu 8. Ý nào sau đây không chính xác khi nhận xét về cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu?

A. Có quy mô thuộc toàn thể Giao Châu.

B. Có sự tham gia của đông đảo quần chúng.

C. Thất bại do chưa có sự chuẩn bị từ trước.

D. Người lãnh đạo thuộc tầng lớp trên của xã hội.

Câu 9. Tại sao người Việt vẫn giữ được phong tục tập quán và tiếng nói của tổ tiên trước chính sách đồng hóa của các thế lực phong kiến phương Bắc?

A. Đa số nhân dân không có điều kiện theo học ở trường dạy chữ Hán.

B. Đa số nhân dân đã thảo hiệp theo các thế lực phong kiến phương Bắc.

C. Nền văn hóa Việt có lịch sử nên khó có thể ảnh hưởng từ văn hóa Hán.

D. Phong tục tập quá của ngườu Việt có sự thay đổi thời gian, năm tháng.

Câu 10. Hai câu thơ sau đây nói về ai?

Hoàng qua đường hổ dị

Đối diện Bà Vương Nan

(Múa ngang ngọn giáo dễ chống hổ

Đối mặt vua Bà thì thực khó)

A. Hai Bà Trưng.

B. Bà Lê Chân.

C. Bà Triệu.

D. Bà Thánh Thiên.

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

A

C

C

D

D

A

C

A

D

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 55.

Cách giải:

Đạo giáo do Lão Tử sáng lập ở Trung Quốc, cùng thời với Khổng giáo, khuyên người ta sống theo số phận, không làm việc gì trái với tự nhiên.

Chọn: C

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 55.

Cách giải:

Phật giáo ra đời ở Ấn Độ cùng thời với Nho giáo, khuyên mọi người hãy yêu thương nhau, làm điều lành, tránh điều ác.

Chọn: A

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 55.

Cách giải:

Trong thời kì phong kiến phương Bắc đô hộ, xã hội Âu Lạc bị phân hóa thành các tầng lớp: Quan lại đô hộ, Hào trưởng Việt, Địa chủ Hán, Nông dân công xã, Nông dân lệ thuộc, Nô tì.

Chọn: C

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 57.

Cách giải:

Sau khi cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, Bà Triệu hi sinh ở Núi Tùng (Phú Điền – Hậu Lộc – Thanh Hóa).

Chọn: C

Câu 5.

Phương pháp: sgk trang 56, suy luận.

Cách giải:

Không cam chịu ách áp bức, bóc lột nặng nề của các thế lực phong kiến phương Bắc, nhân dân ta đã nổi dậy ở nhiều nơi, trong đó có cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu (giữa thế kỉ III).

=> Như vậy, ách áp bức, bóc lột nặng nề của các thế lực phong kiến phương Bắc là nguyên nhân sâu xa làm bùng nổ cuộc khởi nghĩa lớn của Bà Triệu.

Chọn: D

Câu 6.

Phương pháp: sgk trang 55, suy luận.

Cách giải:

Ngay từ khi hoàn thành xâm lược, các chính quyền phong kiến phương Bắc đã thực hiện nhiều chính sách nhằm mục đích cao nhất là biến nước ta thành một quận, huyện của Trung Quốc. Tuy nhiên, không chỉ giành được quyền thống trị về mặt lãnh thổ mà trên thực tế cần phải đồng hóa về mặt văn hóa. Chính quyền đô hộ mở trường dạy học bằng chữ Hán ở nước ta nhằm buộc nhân dân ra học chữ Hán, thông quá đó nhằm thực hiện mục đích toàn diện nhất là hoàn thành chính sách đồng hóa dân tộc ta.

Chọn: D

Câu 7.

Phương pháp: sgk trang 56, suy luận.

Cách giải:

Qua câu nói trên đã thể hiện Bà Triệu là người:

- Người khảng khái, giàu lòng yêu nước, có chí lớn.

- Câu nói của bà thể hiện ý chí, nguyện vọng thiết tha của bà là “đánh đuổi quân Ngô giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ”.

- Bà là tiêu biểu cho ý chí bất khuất của người phụ nữ Việt và dân tộc Việt, kiên quyết đấu tranh chống ách đô hộ giành lại độc lập cho dân tộc.

Chọn: A

Câu 8.

Phương pháp: Phân tích, đánh giá.

Cách giải:

Nhận xét về cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu:

- Quy mô: rộng lớn, toàn thể Giao Châu.

- Lãnh đạo: Bà Triệu, xuất thân từ tầng lớp trên trong xã hội, một hào trưởng lớn.

- Lực lượng tham gia: quần chúng nhân dân.

- Cuộc khởi nghĩa có sự chuẩn bị từ trước: tập hợp nhiều nghĩa sĩ trên đỉnh núi Nưa, mài gươm luyện võ.

- Kết quả: thất bại.

=> Loại trừ đáp án: C

Chọn: C

Câu 9.

Phương pháp: Phân tích, đánh giá.

Cách giải:

Người Việt vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên vì:

- Đại đa số nhân dân lao động nghèo khổ không có điều kiện theo học ở các trường dạy tiếng Hán.

- Tiếng nói, chữ viết, phong tục, tập quán, … của người Việt đã được hình thành từ lâu đời, đậm đà bản sắc riêng, có sức sống mãnh liệt không thể bị tiêu diệt.

Chọn: A

Câu 10.

Phương pháp: Liên hệ,

Cách giải:

Hai câu thơ trên nói về Bà Thánh Thiên.

Chọn: D

HocTot.XYZ