Đề kiểm tra 15 phút chương 4 phần 2 lịch sử 6 - Đề số 5 có lời giải chi tiếtĐề kiểm tra 15 phút chương 4 phần 2 lịch sử 6 - Đề số 5 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp Đề bài I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Câu 1. Tại sao sử cũ gọi thời kì từ năm 179 TCN đến thế kỉ X là thời kì Bắc thuộc? A. Học hỏi văn hóa của người phương Bắc. B. Liên tiếp chịu sự đô hộ của phong kiến phương Bắc. C. Suốt thời gian dài chịu ách thống trị của nhà Hán. D. Kinh tế, văn hóa Việt Nam có nhiều biến đổi. Câu 2. Đâu không phải lý do Ngô Quyền quyết định lựa chọn cửa sông Bạch Đằng làm nơi diễn ra trận quyết chiến chiến lược năm 938? A. Do sông Bạch Đằng chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều. B. Do hai bên bờ sông là rừng thuận lợi cho đặt phục binh. C. Do sông Bạch Đằng là nơi đã diễn ra nhiều trận quyết chiến trong lịch sử. D. Do đây là con đường thủy thuận lợi nhất quân Nam Hán sẽ đi qua. Câu 3. Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là gì? A. Đánh tan cuộc xâm lược của quân Nam Hán. B. Kết thúc hơn 1000 năm Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ, lâu dài. C. Để lại những nghệ thuật quân sự quý báu cho các cuộc đấu tranh sau. D. Bảo vệ nền tự chủ giành được sau khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ. Câu 4. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng công lao của Ngô Quyền trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ hai? A. Huy động sức mạnh toàn dân chuẩn bị kháng chiến. B. Đưa ra kế hoạch và cách đánh giặc độc đáo. C. Tận dụng vị trí và địa thế sông Bạch Đằng để đánh giặc. D. Đưa ra kế hoạch “vườn không nhà trống” để đánh giặc. II. TỰ LUẬN (6 điểm) Ngô Quyền đã có công như thế nào trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ hai? Lời giải chi tiết ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1. Phương pháp: suy luận. Cách giải: Sử cũ gọi giai đoạn lịch sử này là thời Bắc thuộc vì: Từ 179 đến thế kỉ X, dân tộc ta liên tiếp chịu sự thống trị, ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc. Chọn: B Câu 2. Phương pháp: Phân tích, đánh giá. Cách giải: Sở dĩ Ngô Quyền quyết định chọn sông Bạch Đằng làm nơi diễn ra trận quyết chiến chiến lược vì - Do vị trí địa lý của sông Bạch Đằng: Sông Bạch Đằng nằm ở phía Đông Bắc nước ta. Đây là con đường biển ngắn nhất từ phía đông nam trung quốc tiến xuống nước ta. Do đó nhà Nam Hán đã lựa chọn con đường này. - Do đặc điểm tự nhiên của sông Bạch Đằng: + Sông Bạch Đằng có tên nôm là sông Rừng vì hai bên bờ là rừng rậm => thuận lợi cho việc đặt phục binh mai phục + Sông có hải lưu thấp, độ dốc không lớn nên chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều. Mực nước sông lúc triều lên xuống chênh lệch nhau đến 3m => thuận lợi để xây dựng trận địa cọc ngầm. Chọn: C Câu 3. Phương pháp: Phân tích, đánh giá. Cách giải: Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa: - Chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta, đập tan hoàn toàn mưu đồ xâm chiếm nước ta của bọn phong kiến phương Bắc. - Mở ra một thời kì mới - thời kì xây dựng và bảo vệ nền độc lập lâu dài của Tổ quốc. - Khẳng định quyền làm chủ của nhân dân ta trên miền đất của Tổ quốc, tạo thêm niềm tin và niềm tự hào dân tộc sâu sắc. Trong đó, ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là kết thúc hơn 1000 năm Bắc thuộc, mở ra một thời kì mới trong lịch sử dân tộc- độc lập, tự chủ, lâu dài Chọn: B Câu 4. Phương pháp: Phân tích, đánh giá. Cách giải: Công lao của Ngô Quyền trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược nước ta lần hai: - Đã huy động sức mạnh đoàn kết toàn dân để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến. - Biết tận dụng được vị trí và địa thế của sông Bạch Đằng để đánh giặc. - Chủ động đưa ra kế hoạch và cách đánh giặc độc đáo - bố trí trận địa cọc ngầm. - Biết lấy yếu thắng mạnh, đánh bại ý chí xâm lược của kẻ thù khiến chúng sợ mà không dám sang nữa. - Tuy chỉ xưng vương, chưa lên ngôi hoàng đế, nhưng nước Việt đã thoát được ách thống trị ngàn năm của phong kiến phương Bắc, trở lại là một nước độc lập. => Loại trừ đáp án: D Chọn: D II. TỰ LUẬN Phương pháp: Phân tích, đánh giá. Cách giải: Công lao của Ngô Quyền trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược nước ta lần hai: - Đã huy động sức mạnh đoàn kết toàn dân để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến. - Biết tận dụng được vị trí và địa thế của sông Bạch Đằng để đánh giặc. - Chủ động đưa ra kế hoạch và cách đánh giặc độc đáo - bố trí trận địa cọc ngầm. - Biết lấy yếu thắng mạnh, đánh bại ý chí xâm lược của kẻ thù khiến chúng sợ mà không dám sang nữa. - Tuy chỉ xưng vương, chưa lên ngôi hoàng đế, nhưng nước Việt đã thoát được ách thống trị ngàn năm của phong kiến phương Bắc, trở lại là một nước độc lập. HocTot.XYZ
|