Đề kiểm tra 15 phút – Chương 7 – Đề số 1 – Vật lý 11Đáp án và lời giải chi tiết Đề thi kiểm tra 15 phút – Chương 7 – Đề số 1 – Vật lý 11 Đề bài Câu 1: Vật sáng AB cho ảnh A’B’ qua thấu kính phân kì. Nếu giữ thấu kính cố định và dịch vật ra xa thấu kính. Trong quá trình dịch vật thì A. độ lớn ảnh A’B’ tăng và khoảng cách từ ảnh đến thấu kính giảm. B. độ lớn ảnh A’B’ giảm và khoảng cách từ ảnh đến thấu kính giảm. C. độ lớn ảnh A’B’ giảm và khoảng cách từ ảnh đến thấu kính tăng. D. độ lớn ảnh A’B’ tăng và khoảng cách từ ảnh đến thấu kính tăng. Câu 2: Hai thấu kính mỏng L1, L2 ghép đồng trục sát nhau, hai quang tâm trùng nhau. L1 là thấu kính hội tụ tiêu cự 20 cm, L2 là thấu kính phân kì tiêu cự 10 cm. Hệ hai thấu kính này tương đương A. một thấu kính hội tụ, tiêu cự 10 cm. B. một thấu kính hội tụ, tiêu cự 6,67 cm. C. một thấu kính phân kì, tiêu cự 10 cm. D. một thấu kính phân kì, tiêu cự 20 cm. Câu 3: Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính, cách thấu kính 12 cm cho ảnh ảo A’B’ nhỏ hơn vật 3 lần. Tiêu cự của thấu kính là: A. f = -6 cm. B. f = -3 cm. C. f = 3 cm. D. f = 4 cm. Câu 4: Một lăng kính có góc chiết quang A = 600, chiết suất \(n\, = \,\sqrt 2 .\) Chiếu một tia sáng nằm trong một tiết diện thẳng của lăng kính dưới góc tới i = 450. Tính góc lệch giữa tia ló và tia tới. A. 450. B. 300. C. 600. D. 150. Câu 5: Một mặt cận thị có điểm cực viễn cách mắt 50 cm. Khi người dùng kính lúp có tụ số 10 dp đặt sát mắt để quan sát ảnh của các vật nhỏ ở trạng thái mắt không điều tiết. Vật nhỏ này phải đặt cách mắt một đoạn là: A. 8 cm. B. 5 cm. C. 7,5 cm. D. 6 cm. Câu 6: Một người có tật cận thị có điểm cực viễn cách mắt 51cm. Để nhìn được vật ở vô cực mà không điều tiết thì phải đeo kính (cách mắt 1 cm) có độ tụ A. 2 dp. B. -2 dp. C. 1,5 dp. D. -1,5 dp. Câu 7: Chọn câu sai khi nói về mắt không tật lúc về già? A. Muốn thấy vật ở vô cùng, mắt phải điều tiết. B. Khi không điều tiết, tiêu điểm thể thủy tinh nằm trên màng lưới. C. Điểm cực cận xa hơn điểm cực cận của mắt thường. D. Điểm cực viễn ở vô cùng. Câu 8: Một kính lúp trên vành kính có ghi kí hiệu (x2,5). Kí hiệu này có nghĩa là A. nếu người dùng kính có mắt tốt, khoảng cực cận bằng 25 cm thì số bội giác khi ngắm chừng ở vô cực có giá trị là 2,5. B. nếu người dùng kính có khoảng cực cận bằng 25 cm thì số bội giác khi ngắm chừng ở vô cực có giá trị là 2,5. C. nếu người dùng kính có mắt tốt, khoảng cực cận bằng 25 cm thì số bội giác có giá trị là 2,5. D. độ tụ của kính lúp này là 2,5 dp. Câu 9: Năng suất phân li là góc trông nhỏ nhất giữa 2 điểm A, B trên vật mà ảnh của chúng A. hiện lên trên cùng một tế bào nhạy sáng. B. hiện lên trên 2 tế bào nhạy sáng bất kì. C. hiện lên trên 2 tế bào nhạy sáng sát nhau. D. hiện lên tại điểm vàng. Câu 10: Mắt thường có khoảng cách từ quang tâm đến màng lưới là 16 mm. Điểm cực cận cách mắt 25 cm. Tiêu cự của thấu kính mắt (thể thủy tinh) khi không điều tiết và khi điều tiết tối đa lần lượt là: A. 18 mm và 17 mm. B. 16 mm và 14,5 mm. C. 16 mm và 15 mm. D. 14 mm và 16 mm. Lời giải chi tiết
Câu 1: B. Câu 2: D. Dùng công thức: \(\dfrac{1}{f} = \dfrac{1}{{{f_1}}} + \dfrac{1}{{{f_2}}}\) suy ra f = -20m. Câu 3: A. Số phóng đại ảnh \(k\, = \,\dfrac{f}{{f - d}} = \dfrac{1}{3},\) giải ra ta được f = -6cm. Câu 4: B. Dùng các công thức thấu kính có: \(\sin {r_1} = \dfrac{{\sin {i_1}}}{n}\) suy ra \({r_1} = {30^0},\,{r_2}\, = \,A - {r_1} = {30^0}\) nên \({i_2} = {45^0},\) góc lệch \(D\, = \,{i_1} + {i_2} - A = {30^0}.\) Câu 5: A. Tiêu cự kính \(f = \dfrac{1}{D} = 10cm,\) khi quan sát mà mắt không điều tiết ảnh trùng với điểm cực viễn. Suy ra \(d' = 40\,cm,\,d = \dfrac{{d'f}}{{d' - f}} = 8\,cm.\) Câu 6: B. Tiêu cự kính cần đeo \(f = \, - O{C_V} + 1 = - 50\,cm = \, - 0,5\,m\), độ tụ \(D\, = \,\dfrac{1}{f} = - 2\,dp.\) Câu 7: D. Câu 8: A. Câu 9: A. Câu 10: C. Khi không điều tiết, tiêu điểm của thấu kính mắt nằm trên màng lưới nên \({f_{max}} = 16\,mm,\) khi ngắm chừng ở điểm cực cận \(d = 250\,mm,\,d' = 16\,mm\) nên f = 15 mm. HocTot.XYZ
|