Đề kiểm tra 15 phút chương 2 phần 1 lịch sử 9 - Đề số 10 có lời giải chi tiếtĐề kiểm tra 15 phút chương 2 phần 1 lịch sử 9 - Đề số 10 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp Đề bài Câu 1. Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra sớm nhất ở khu vực nào? A. Nam Phi. B. Bắc Phi. C. Đông Phi. D. Tây Phi. Câu 2. Sự kiện nào sau đây được xem là mốc mở đầu cho phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai? A. 17 nước châu Phi giành độc lập. B. Thắng lợi của nhân dân An-giê-ri. C. Cuộc binh biến của sĩ quan yêu nước Ai Cập. D. Chế độ phân biệt chủng tộc được xóa bỏ. Câu 3. Tổ chức chính trị nào đã lãnh đạo nhân dân Nam Phi đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc? A. Đại hội dân tộc Phi B. Tổ chức thống nhất châu Phi C. Liên minh châu Phi D. Đại hội thống nhất châu Phi Câu 4. Nước thực dân nào đặt chân đầu tiên lên đất Nam Phi? A. Tây Ban Nha B. Bồ Đào Nha C. Anh D. Hà Lan Câu 5. Đặc điểm chung của tình hình kinh tế- xã hội châu Phi sau khi giành độc lập là gì? A. Kinh tế - xã hội phát triển ổn định B. Hầu hết vẫn trong tình trạng lạc hậu, không ổn định C. Kinh tế có bước phát triển nhưng chính trị bất ổn D. Chính trị ổn định nhưng kinh tế lại lạc hậu Câu 6. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng không ổn định ở châu Phi từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX là A. Xung đột sắc tộc, tôn giáo, đói nghèo, dịch bệnh B. Sự can thiệp trở lại của các nước đế quốc. C. Di hại của chủ nghĩa thực dân cũ để lại. D. Ảnh hưởng của các cuộc chiến tranh nóng. Câu 7. Tại sao nói: Cuộc đấu tranh xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu ở châu Phi còn gian khổ, lâu dài hơn cuộc chiến đấu vì độc lập, tự do? A. Châu Phi gặp nhiều khó khăn kéo dài trong công cuộc xây dựng đất nước. B. Châu Phi vừa đấu tranh giành độc lập vừa xây dựng đất nước. C. Liên minh châu Âu (AU) không giải quyết triệt để khó khăn trước mắt. D. Tàn dư của chủ nghĩa thực dân vẫn còn tồn tại ở châu Phi. Câu 8. Vì sao năm 1960 lại được gọi là “Năm châu Phi”? A. 17 nước châu Phi tuyên bố độc lập B. Chủ nghĩa thực dân cũ bị sụp đổ hoàn toàn C. Chủ nghĩa thực dân mới bị sụp đổ về cơ bản D. Chế độ phân biệt chủng tộc bị tiêu diệt Câu 9. Tại sao phong trào giải phóng dân tộc châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra sớm nhất ở Bắc Phi? A. Nơi đây có trình độ kinh tế cao nhất. B. Chịu ảnh hưởng từ Trung Quốc, Ấn Độ. C. Vị trí địa lí gần châu Âu. D. Đại hội dân tộc Phi được thành lập sớm. Câu 10. Đâu không phải là điều kiện khách quan tác động đến sự bùng nổ phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) A. Sự thất bại của chủ nghĩa phát xít B. Sự suy yếu của thực dân Anh, Pháp C. Sự thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam, Trung Quốc D. Sự phát triển về ý thức dân tộc của các quốc gia ở châu Phi Lời giải chi tiết ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1. Phương pháp: sgk trang 26. Cách giải: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc châu Phi nổ ra sớm nhất ở Bắc Phi, nơi có trình độ phát triển cao hơn các vùng khác trong lục địa. Chọn: B Câu 2. Phương pháp: sgk trang 26. Cách giải: Khởi đầu cho phòng trào giải phóng dân tộc ở châu Phi là cuộc binh biến tháng 7-1952 của các sĩ quan yêu nước Ai Cập. Cuộc binh biến này đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế và đưa tới thành lập nước Cộng hòa Ai Cập (18-6-1953). Chọn: C Câu 3. Phương pháp: sgk trang 28. Cách giải: Dưới sự lãnh đạo của tổ chức “Đại hội dân tộc Phi” (ANC), đứng đầu là Nenxơn Man-đê-la, người da đen đã bền bỉ tiến hành cuộc đấu tranh dòi thủ tiêu chế độ phân biệt chủng tộc (Apacthai) Chọn: A Câu 4. Phương pháp: sgk trang 28. Cách giải: Năm 1662, người Hà Lan là nước thực dân đầu tiên đặt chân lên đất Nam Phi, lập ra xứ thuộc địa Kếp. Đến đầu thế kỉ XIX, Anh mới chiếm thuộc địa này. Chọn: D
Câu 5. Phương pháp: sgk trang 26, suy luận. Cách giải: Sau khi giành được độc lập, các nước châu Phi bước vào thời kì xây dựng đất nước. Mặc dù đạt được một số thành tựu nhưng rất nhiều nước châu Phi vẫn trong tình trạng lạc hậu, không ổn định và khó khăn do xung đột, đảo chính, nội chiến diễn ra liên miên. Chọn: B Câu 6. Phương pháp: sgk trang 26, suy luận. Cách giải: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng không ổn định ở châu Phi từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX là do các cuộc xung đột, nội chiến sắc tộc, tôn giáo; tình trạng đói nghèo, nợ nần chồng chất và các loại dịch bệnh hoành hành. Chọn: A Câu 7. Phương pháp: sgk trang 26 – 28, suy luận. Cách giải: Sau khi giành độc lập, các nước châu Phi bước vào công cuộc xây dựng đất nước với nhiều khó khăn kéo dài. Đó là các cuộc xung đột, nội chiến đẫm máu do mâu thuẫn sắc tộc hoặc tôn giáo, tình trạng đói nghèo, nợ nần chồng chất và các loại dịch bệnh hoành hoành. Nhiều nước châu Phi thuộc diện nghèo nhất thế giới, đói ăn kinh niên. Vào đầu những năm 90 của thế kỉ XX, số nợ của các nước châu Phi lên tới 3000 tỉ USD. Cho đến nay, những khó khăn này vẫn còn tồn tại phổ biến ở các nước châu Phi. => Chính vì thế, có thể nói: Cuộc đấu tranh xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu ở châu Phi còn gian khổ, lâu dài hơn cuộc chiến đấu vì độc lập, tự do Chọn: A Câu 8. Phương pháp: sgk trang 26, suy luận. Cách giải: Năm 1960 được gọi là “Năm châu Phi” với sự kiện 17 nước ở lục địa này tuyên bố độc lập. Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân lần lượt tan rã. Chọn: A Câu 9. Phương pháp: Phân tích, đánh giá. Cách giải: Phong trào đấu tranh giành độc lập nổ ra sớm nhất ở Bắc Phi xuất phát từ một trong những nguyên nhân là: vị trí địa lí gần châu Á, chịu ảnh hưởng của phong trào giải phóng dân tộc ở Trung Quốc và Ấn Độ. Chọn: B Câu 10. Phương pháp: Phân tích, đánh giá. Cách giải: - Các đáp án B, C: là điều kiện khách quan thuận lợi dẫn đến bùng nổ phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai. - Đáp án D: sự phát triển về ý thức dân tộc của các quốc gia ở châu Phi không phải là điều kiện khách quan thuận lợi, mà là điều kiện chủ quan để phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ và giành thắng lợi sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945). Chọn: D HocTot.XYZ
|