Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Chương V - Sinh 12

Giải Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Chương V - Sinh 12

Đề bài

Câu 1. Có thể sử dụng phương pháp nào sau đây để nghiên cứu các quy luật di truyền ở người khi không thể tiến hành các phép lai theo ý muốn ?

A. Phương pháp nghiên cứu tế bào.

B. Phương pháp nghiên cứu phả hệ.

C. Phương pháp nghiên cứu di truyền phân tử.

D. Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh

Câu 2. Đặc điểm di truyền của bệnh máu khó đông và bệnh mù màu ở người được xác định nhờ phương pháp nào?

A. Phương pháp nghiên cứu tế bào

B. Phương pháp nghiên cứu phả hệ.

C. Phương pháp nghiên cứu di truyền quần thể.D. Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh.

Câu 3. Để xác định vai trò của yếu tố di truyền và ảnh hưởng của môi trường đối với sự biểu hiện tính trạng người ta sử dụng phương pháp nghiên cứu:

A. Phả hệ.

B. Di truyền quần thể.

C. Di truyền phân tử.

D. Trẻ đồng sinh.

Câu 4. Bằng phương pháp nghiên cứu tế bào, người ta có thể phát hiện được nguyên nhân của những bệnh và hội chứng nào sau đây ở người ?

(1) Hội chứng Etuôt.

(2) Hội chứng Patau.

(3) Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS).

(4) Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm.

(5) Bệnh máu khó đông.

(6) Bệnh ung thư máu.

(7) Bệnh tâm thần phân liệt.

Phương án đúng là:

A. (1), (2), (6).                   B. (1), (3), (5).

C. (2), (6), (7).                   D. (3), (4), (7).

Câu 5. Người ta đã phân tích được trình tự mã di truyền và xác định được bộ gen của người có trên 30 nghìn gen khác nhau nhờ phương pháp nghiên cứu:

A. Di truyền ngoài nhân.

B. Di truyền quần thể.

C. Di truyền phân tử.

D. Di truyền tế bào.

Câu 6. Vì sao nhiều tính trạng do đột biến nhiễm sắc thể được gọi là “hội chứng” ?

A. Do trên nhiễm sắc thể có nhiều gen nên hầu hết đột biến nhiễm sắc thể làm ảnh hưởng đến nhiều tính trạng.

B. Do đột biến nhiễm sắc thể thường không gây hậu quả nghiêm trọng.

C. Do đột biến nhiễm sắc thể không di truyền thẳng.

D. Do đột biến nhiễm sắc thể có thể không di truyền.

Câu 7. Bệnh thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm ở người do đột biến gen dạng:

A. Thay cặp T – A thành A – T dẫn đến thay thế axit amin glutamic thành valyn.

B. Thay cặp A – T thành T – A dẫn đến thay thế axit amin glutamic thành valyn.

C. Thay cặp T – A thành A – T dẫn đến thay thế axit amin valyn thành glutamic.

D. Thay cặp A – T thành T – A dẫn đến thay thế axit amin valyn thành glutamic.

Câu 8. Nguyên nhân của bệnh tật di truyền là do:

A. Đột biến gen

B. Bất thường trong bộ máy di truyền.

C. Đột biến nhiễm sắc thể. 

D. Do cha mẹ truyền cho con.

Câu 9. Khi nói về bệnh ung thư ở người, phát biểu nào sau đây là đúng ?

A. Trong hệ gen của người, các gen tiền ung thư đều là những gen có hại.

B. Bệnh ung thư thường liên quan đến các đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể.

C. Những gen ung thư xuất hiện trong tế bào sinh dưỡng di truyền được qua sinh sản hữu tính.

D. Sự tăng sinh của các tế bào sinh dưỡng luôn dẫn đến hình thành các khối u ác tính.

Câu 10. Đột biến gen tiền ung thư và gen ức chế khối u là những dạng đột biến gen nào ?

A. Đột biến gen tiền ung thư thường là đột biến trội, còn đột biến gen ức chế khối u thường là đột biến lặn.

B. Đột biến gen tiền ung thư thường là đột biến trội, còn đột biến gen ức chế khối u thường là đột biến trội.

C. Đột biến gen tiền ung thư thường là đột biến lặn, còn đột biến gen ức chế khối u thường là đột biến lặn.

D. Đột biến gen tiền ung thư thường là đột biến lặn, còn đột biến gen ức chế khối u thường là đột biến trội.

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1

B

2

B

3

D

4

A

5

C

6

A

7

A

8

B

9

B

10

A

Câu 1 

Phương pháp phả hệ giúp theo dõi sự di truyền tính trạng qua một số thế hệ, từ đó xác định được quy luật di truyền của tính trạng.

Chọn B.

Câu 2 

Bệnh mù màu và máu khó đông do gen lặn trên NST X quy định, có thể xác định bằng phương pháp phả hệ.

Chọn B.

Câu 3 

Trẻ đồng sinh cùng trứng giống nhau hoàn toàn về giới tính, kiểu gen.

=> nghiên cứu trẻ đồng sinh giúp xác định ảnh hưởng của kiểu gen và môi trường lên sự biểu hiện tính trạng.

Chọn D.

Câu 4 

Phương pháp nghiên cứu tế bào giúp phát hiện bệnh di truyền liên quan đến NST (vật chất di truyền cấp độ tế bào)

=> Hội chứng Etuot (3 NST 18), hội chứng Patau (3 NST 15), ung thư máu (mất đoạn NST 21).

Chọn A.

Câu 5 

ADN và gen là vật chất di truyền cấp phân tử

=> phương pháp nghiên cáu di truyền phân tử.

Chọn C.

Câu 6 

Đột biến nhiễm sắc thể được gọi là “hội chứng” vì trên nhiễm sắc thể có nhiều gen nên hầu hết đột biến nhiễm sắc thể làm ảnh hưởng đến nhiều tính trạng.

Chọn A.

Câu 7 

Bệnh thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm ở người do đột biến gen dạng thay cặp T – A thành A – T ở cođon 6 của gen β –hemoglobin, dẫn đến thay thế axit amin glutamic thành valyn.

Chọn A.

Câu 8 

Bệnh tật di truyền là do những bất thường trong bộ máy di truyền, như: đột biến gen, đột biến NST.

Chọn B.

Câu 9 

Gen tiền ung thư không gây hại.

Gen ung thư xuất hiện trong tế bào sinh dưỡng không di truyền được qua sinh sản hữu tính.

Sự tăng sinh các tế bào có thể hình thành khối u lành tính hoặc ác tính.

Chọn B.

Câu 10

Gen tiền ung thư là gen lặn, đột biến thành gen ung thư là gen trội.

Gen ức chế khối u là gen trội, đột biến thành gen lặn nên không còn khả năng ức chế khối u.

Chọn A.

HocTot.XYZ

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close