Đề kiểm tra 15 phút chương 3 phần 1 lịch sử 9 - Đề số 8 có lời giải chi tiếtĐề kiểm tra 15 phút chương 3 phần 1 lịch sử 9 - Đề số 8 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp Đề bài I. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1. Xu hướng ngày càng nổi bật ở Tây Âu từ những năm 50 của thế kỉ XX là gì? A. Liên kết văn hóa. B. Liên kết chính trị. C. Liên kết kinh tế. D. Liên kết tiền tệ. Câu 2. Tháng 12-1991, các nước thành viên EC họp Hội nghị cấp cao tại Maxtrich (Hà Lan) có ý nghĩa gì quan trọng đối với quá trình liên kết quốc tế ở châu Âu? A. Đánh dấu một mốc mang tính đột phá. B. Cổ vũ các nước Tây Âu tham gia EC. C. Đánh dấu hoàn thành liên kết về tiền tệ. D. Minh chứng EU là liên minh kinh tế - chính trị lớn nhất. Câu 3. Tổ chức nào hiện nay được xem là Liên minh kinh tế - chính trị lớn nhất hành tinh? A. Liên minh châu Âu. B. Cộng đồng châu Âu. C. Liên hợp quốc. D. Cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á. Câu 4. Một trong những nội dung quan trọng được thông qua tại Hội nghị cấp cao tại Maxtrích (Hà Lan) (tháng 12-1991) là A. Mở rộng liên kết kinh tế và văn hóa. B. Thông qua những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước. C. Xây dựng thị trường nội địa châu Âu có một đồng tiền chung duy nhất. D. Khắc phục tình trạng Brexít đang diễn ra mạnh mẽ. Câu 5. Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ các nước Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ về mặt quân sự? A. Tham gia khối quân sự ANZUS. B. Tham gia khối quân sự NATO. C. Tham gia Tổ chức Hiệp ước Vacsava. D. Thành lập Liên minh châu Âu (EU). Câu 6. Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) ra đời không vì mục tiêu nào sau đây? A. Hình thành một thị trường chung. B. Tự do lưu thông nhân công và tư bản. C. Chấm dứt tình trạng chia rẽ nhà nước Đức. D. Có chính sách thống nhất về nông nghiệp. II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 7. Để nhận được sự viện trợ của Mĩ, các nước Tây Âu phải tuân thủ những điểu kiện gì? Lời giải chi tiết ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Phương pháp: sgk trang 42. Cách giải: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhất là từ năm 1950 khi nền kinh tế các nước Tây Âu được khôi phục, một xu hướng ngày càng nổi bật là sự liên kết kinh tế giữa các nước trong khu vực. Chọn: C Câu 2. Phương pháp: sgk trang 42. Cách giải: Sau 10 năm chuẩn bị, tháng 12-1991, các nước thành viên đã họp Hội nghị cấp cao tại Matxtrich (Hà Lan), đánh dấu một mốc mang tính đột phá của quá trình liên kết quốc tế ở châu Âu. Chọn: A Câu 3. Phương pháp: sgk trang 43. Cách giải: Hiện nay, Liên minh Châu Âu là một liên minh kinh tế - chính trị lớn nhất hành tinh, có tổ chức chặt chẽ nhất và trở thành một trong ba trung tâm kinh tế thế giới. Chọn: A Câu 4. Phương pháp: sgk trang 43. Cách giải: Hội nghị cấp cao tại Maxtrích (Hà Lan) (tháng 12-1991) đã thông qua hai quyết định quan trọng: - Một là, xây dựng một thị trường nội địa châu Âu với một liên minh kinh tế và tiền tệ châu Âu, có một đồng tiền chung duy nhất. Ngày 1-1-1999, phát hành đồng tiền chung châu Âu với tên gọi là đồng ơrô (EURO) - Hai là, xây dựng một liên minh chính trị, mở rộng sang liên kết về chính sách đối ngoại và an ninh, tiến tới một nhà nước chung châu Âu. Chọn: C Câu 5. Phương pháp: sgk trang 41, suy luận. Cách giải: Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ngày 4-4-1949, là liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây do Mỹ cầm đầu chống Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu. NATO có sự tham gia của nhiều nước Tây Âu như: Anh, Pháp, Italia, Bồ Đào Nha, Bỉ, Hà Lan, … => Biểu hiện chứng tỏ các nước Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ về mặt quân sự là tham gia khối quân sự NATO. Chọn: B Câu 6. Phương pháp: sgk trang 42, suy luận. Cách giải: Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) ra đời nhằm: - Hình thành một thị trường chung => xóa bỏ dần hàng rào thuế quan giữa 6 nước, tiến tới thực hiện tự do lưu thông nhân công và tư bản, … - Có một chính sách thống nhất trong lĩnh vực nông nghiệp và giao thông, … => Loại trừ đáp án: C Chọn: C II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 7. Phương pháp: sgk trang 41. Cách giải: Để nhận được sự viện trợ của Mĩ, các nước Tây Âu đều lệ thuộc Mĩ, tuân theo những điều kiện mà Mĩ đưa ra như: + Không được tiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp. + Hạ thuế quan đối với hàng hóa Mĩ nhập vào. + Gạt bỏ những người cộng sản ra khỏi chính phủ. HocTot.XYZ
|