Đề kiểm tra 15 phút chương 1 phần 3 - Đề số 2 có lời giải chi tiết

Đề kiểm tra 15 phút chương 1 phần 3 lịch sử 11 - Đề số 2 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Để lấy cớ xâm chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây Nam Kì , thực dân Pháp đã

A. Đổ lỗi cho triều đình cấm đạo và giết các đạo sĩ người Pháp

B. Vu cáo triều đình nhà Nguyễn đã vi phạm các cam kết trong Hiệp ước 1862

C. Vu cáo triều đình vẫn ngấm ngầm ủng hộ và tiếp tay cho nhân dân tiến hành kháng chiến chống Pháp

D. Vu cáo triều đình không giải tán các phong trào đấu tranh của nhân dân.

Câu 2: Pháp đã liên quân với nước nào để tấn công Việt Nam?

A. Tây Ban Nha              B. Anh

C. Mĩ                             D. Nga

Câu 3. Đâu không phải là Thực dân Pháp chọn cửa biển Đà Nẵng mở đầu xâm lược nước ta vì

A. Chiếm được Đà Nẵng, Pháp sẽ lấy đây làm bàn đạp để tấn công kinh thành Huế buộc triều đình nhà Nguyễn phải nhanh chóng đầu hàng

B. Đây là nơi Pháp đặt cơ sở giáo dân đầu tiên ở Việt Nam, Pháp sẽ được người dân ở đây ủng hộ

C. Cửa biển Đà Nẵng là một cảng sâu, rộng nên thuyền chiến của Pháp dễ dàng đi lại và hoạt động quân sự

D. Quân triều  đình tập trung ở đây không nhiều.

Câu 4. Sau năm 1862, thái độ của triều đình đối với các nghĩa binh chống Pháp ở Gia Định, Biên Hòa, Định Tường là:

A. Khuyến khích và ủng hộ các nghĩa binh chống Pháp.

B. Ra lệnh giải tán các nghĩa binh chống Pháp

C. Yêu cầu quân triều đình cùng các nghĩa binh chống Pháp

D. Cử quan lại chỉ huy các nghĩa binh chống Pháp.

Câu 5: Sai lầm của quân triều đình khi thực dân Pháp gặp khó khăn ở chiến trường Trung Quốc và châu Âu là

A. Triều đình không tổ chức phản công tiêu diệt giặc và không đoàn kết nhân dân cùng tham gia kháng chiến

B. Huy động quân đội và nhân dân gấp rút xây dựng Đại đồn Chí Hòa, tích cực phòng thủ

C. Tổ chức cho quân đội và nhân dân cùng kháng chiến chống thực dân Pháp

D. Thương thuyết và xin giảng hòa với thực dân Pháp vì sợ dân phải “đổ máu”.

II. TỰ LUẬN

Câu 1: Tại sao thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên?

Câu 2: Nêu nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất.

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. TRẮC NGHIỆM

1.B

2.A

3.D

4.B

5.B

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 113

Cách giải:

Với Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862), ba tỉnh miền Đông Nam Kì đã rơi vào tay Pháp. Ngay sao đó, thực dân Pháp bắt tay ngay vào việc tổ chức bộ máy cai trị và mở rộng phạm vi chiếm đóng.

Năm 1863, Pháp đã viện cớ triều đinh Huế vi phạm các điều đã cam kết trong Hiệp ước 1862, yêu cầu triều đình giao nốt cho chúng quyền kiểm soát cả ba tỉnh miền Tây Nam Kì.

Chọn đáp án: B

Câu 2.

Phương pháp: liên hệ.

Cách giải:

Pháp và Tây Ban Nha đều là hai quốc gia theo Công giáo. Do chính sách cấm đạo, giết đạo của triều Nguyễn nên Tây Ban Nha cũng muốn tấn công Việt Nam để “trả thù”. Pháp nhân cơ hội này đã lợi dụng Tây Ban Nha, liên quân với nước này tấn công vào Việt Nam. Trong đó, lực lượng liên quân có khoảng 3.000 quân (450 binh sĩ Tây Ban Nha được bố trí trên 14 tàu chiến.

Chọn đáp án: A

Câu 3.

Phương pháp: suy luận

Cách giải:

+ Đà Nẵng là cảng nước sâu vì vậy tàu chiến có thể hoạt động dễ dàng.  

+ Có thể dùng Đà Nẵng làm bàn đạp tấn công Huế, buộc triều Nguyễn phải đầu hàng, kết thúc nhanh chóng cuộc xâm lược Việt Nam.

+ Đà Nẵng còn là nơi thực dân Pháp xây dựng được cơ sở giáo dân theo  Kitô, chúng hy vọng được giáo dân ủng hộ.

+ Tại đây, lực lượng quân ta khá mỏng.

Chọn đáp án: D

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 112

Cách giải:

Thực hiện những điều đã cam kết với Pháp trong Hiệp ước Nhâm Tuất 1962, triều đình Huế đã ra lệnh giải tán các toán nghĩa binh chống Pháp ở các tỉnh Gia Định, Định Tường, Biên Hòa.

Chọn đáp án: B

Câu 5.

Phương pháp: sgk trang 110

Cách giải:

Từ đầu năm 1860, quân Pháp gặp khó khăn ở chiến tranh Trung Quốc và I-ta-li-a, phải rút toàn bộ số quân ở Đà Nẵng vào Gia Định (23-3-1860). Vì phải chia sẻ lực lượng cho các chiến trường khác, số quân ở Gia Định còn lại 1000 tên, lại phải rải ra trên một chiến tuyến dài tới 10km. Trong khi đó quân triều đình lại đóng trong phòng tuyến Chí Hòa mới được xây dựng, trong tư thế “thủ hiểm”.

Đại đông Chí Hòa được xây dựng vừa đồ sộ, vừa vững chắc nhưng vì không chủ động tấn công nên 10000 quân Pháp vẫn yên ổn ngay bên cạnh phòng tuyến của quân ta với một lực lượng từ 10000 tới 20000 người.

Chọn đáp án: B

II. TỰ LUẬN

Câu 1:

Phương pháp: sgk Lịch sử 11 trang 108, 109, suy luận.

Cách giải:

Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên vì:

- Do vị trí chiến lược và địa thế thuận lợi của Đà Nẵng:

+ Là một hải cảng sâu, rộng, tàu chiến có thể ra vào dễ dàng.

+ Là cổ họng của kinh thành Huế, chỉ cách Huế 100km, nếu chiếm được Đà Nẵng thì chỉ cần vượt đèo Hải Vân là có thể tấn công được Huế.

+ Nằm trên đường thiên lý Bắc - Nam, phía Tây có thể đánh sang Lào, phía Đông là Biển Đông rộng lớn, phía Nam là vùng đất Gia Định màu mỡ có vựa lúa lớn nhất nước ta.

 Đây chính là con đường ngắn nhất, nhanh nhất, ít hao tốn nhân lực, vật lực nhất của Pháp, tạo điều kiện thuận lợi để tiến hành kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” .

- Pháp không thể trực tiếp đánh vào cửa biển Thuận An ở Huế, vì Huế là thủ phủ của triều đình phong kiến Nguyễn, mặt khác Thuận An là cửa biển nhỏ, tàu chiến không thể ra vào dễ dàng, thuận lợi như cửa biển Đà Nẵng.

- Đà Nẵng có nhiều người theo đạo Thiên Chúa và nhiều giáo sĩ, gián điệp đội lốt thầy tu, con buôn,… hoạt động ở đây từ trước, họ trở thành người đi tiên phong, vạch đường cho quân Pháp xâm lược.

Câu 2:

Phương pháp: sgk Lịch sử 11 trang 111.

Cách giải:

Nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất bao gồm 12 điều khoản, trong đó có các điều khoản chính như:

- Về lãnh thổ: triều đình nhượng hẳn cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn. Pháp trả lại Vĩnh Long khi nào triều đình buộc nhân dân ngừng kháng chiến.

- Về thông thương: mở 3 cửa biển Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp vào tự do buôn bán. 

- Về chiến phí: bồi thường cho Pháp 20 triệu quan (ước tính bằng 280 vạn lạng bạc).

- Về truyền giáo: cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô và bãi bỏ lệnh cấm đạo.

HocTot.XYZ

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 - Xem ngay