Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 4 - Chương III - Phần 3 - Lịch sử 10
Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 4 - Chương 3 - Phong trào công nhân (Từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX) - Lịch sử 10
Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Câu 1. Sự kiện nào châm ngòi lửa cho phong trào cách mạng 1905 - 1907 ở Nga?
A. Các cuộc bãi công và biểu tình của quần chúng (1904).
B. Các cuộc bãi công chính trị của quần chúng (1905).
C. Cuộc tổng bãi công của nhân dân Mat-xcơ-va (1905).
D. Lễ kỉ niệm ngày quốc tế lao động (1-5-1905).
Câu 2. Đặc điểm của nền kinh tế nước Nga trong những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là gì?
A. Khủng hoảng trầm trọng về kinh tế, chính trị, xã hội.
B. Đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
C. Nga hoàng đã bị lật đổ, thiết lập chế độ cộng hòa.
D. Mâu thuẫn nhân dân với Nga hoàng ngày càng gay gắt.
Câu 3. Sự kiện nào sau đây được xem là “Ngày chủ nhật đẫm máu”?
A. Cuộc tổng bãi công của nhân dân Mat-xcơ-va (1905).
B. 14 vạn công nhân Pe-tec-bua kéo đến Cung điện mùa đông (9/1/1905).
C. Phong trào cách mạng của nông dân và binh lính (1905).
D. Các cuộc bãi công và biểu tình của quần chúng (1904).
Câu 4. Tại sao Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga thành lập (1898) nhưng không hoạt động được?
A. Các đảng viên bị bắt.
B. Lê-nin thay đổi chủ trương.
C. Gián điệp đột nhập vào trong đảng.
D. Đảng bị phân hóa thành hai phe.
Câu 5. Sự kiện lịch sử nào được coi là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1905 - 1907 ở Nga?
A. Cuộc biểu tình ở Xanh Pêtécbua (9 -1 -1905).
B. Cuộc tổng bãi công biến thành cuộc khởi nghĩa vũ trang của công nhân Mátxcơva (12 - 1905).
C. Khởi nghĩa của thủy thủ trên chiến hạm Pôtemkin (5 - 1905).
D. Các Xô viết đại biểu công nhân được thành lập (cuối năm 1905).
Câu 6. Cuộc sống cơ cực của công nhân và nhân dân lao động Nga những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX không do nguyên nhân nào đây?
A. Ách áp bức của giai cấp tư sản và tư bản nước Nga.
B. Chính sách của chính quyền Nga hoàng.
C. Ảnh hưởng từ chiến tranh Nga - Nhật.
D. Sự thất bại của các phong trào diễn ra mạnh mẽ.
II. TỰ LUẬN (4 điểm)
Nêu vai trò của C.Mac và Ăng-ghen trong việc thành lập tổ chức Đồng minh những người cộng sản?
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. TRẮC NGHIỆM
1. A |
2. B |
3. B |
4. A |
5. B |
6. D |
Câu 1.
Phương pháp: sgk trang 202.
Cách giải:
Từ cuối năm 1904, nhiều cuộc bãi công và biểu tình của quần chúng đã nổ ra với khẩu hiệu: “Đả đảo chế độ chuyên chế!”, “Đả đảo chiến tranh!”. Các cuộc đấu tranh của quần chúng đã châm ngòi lửa cho cách mạng.
Chọn: A
Câu 2.
Phương pháp: sgk trang 201.
Cách giải:
Đến cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XIX, mặc dù chưa trải qua một cuộc cách mạng tư sản nhưng Nga đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Đây là đặc điểm nổi trội của nước Nga về kinh tế trong giai đoạn này.
Chọn: B
Câu 3.
Phương pháp: sgk trang 202.
Cách giải:
Ngày 09/01/1905, 14 vạn công nhân Pê-tec-bua và gia đình không vũ khí đến “Cung điện mùa đông” để thỉnh cầu Nga hoàng cải thiện đời sống nhưng họ bị đàn áp bằng súng làm hàng nghìn người chết và bị thương - "Ngày chủ nhật đẫm máu", công nhân dựng chiến lũy chuẩn bị chiến đấu. Khẩu hiệu “Đả đảo chế độ chuyên chế!” được truyền đi khắp nơi.
Chọn: B
Câu 4.
Phương pháp: sgk trang 201, suy luận,
Cách giải:
Năm 1898 tại Minxcơ, Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga tuyên bố thành lập nhưng không hoạt động vì các Đảng viên bị bắt.
Chọn: A
Câu 5.
Phương pháp: sgk trang 203, suy luận.
Cách giải:
Tại Mat-xcơ-va, tháng 12 - 1905, cuộc tổng bãi công chuyển sang khởi nghĩa vũ trangnhiều cuộc khởi nghĩa vũ trang cũng nổ ra ở các thành phố khác trong cả nước. Công nhân đã dựng chiến lũy và chiến đấu anh dũng trong hai tuần lễ. Sự kiện lịch sử này được xem là đỉnh cao của cách mạng 1905 - 1907 ở Nga.
Chọn: B
Câu 6.
Phương pháp: sgk trang 201 - 202, suy luận.
Cách giải:
Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, cuộc sống của công nhân và nhân dân lao động Nga cơ cực xuất phát từ những nguyên nhân sau:
- Chính quyền chuyên chế Nga hoàng duy trì gần như nguyên vẹn bộ máy cai trị của nền quân chủ phong kiến chuyên chế. Nga hoàng bóp nghẹt mọi quyền tư do dân chủ nên hầu hết các giai cấp đều bất mãn với chế độ này.
- Giai cấp vô sản Nga vừa chịu ách áp bức của chế độ phong kiến vừa chịu sự bóc lột của giai cấp tư sản trong nước và tư sản nước ngoài.
- Cuộc chiến tranh Nga – Nhật (1904 – 1905) đã gây thiệt hại và ảnh hưởng mạnh mẽ đến các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Nga.
Chọn: D
II. TỰ LUẬN
Phương pháp: sgk Lịch sử 10 trang 190, đánh giá, nhận xét.
Cách giải:
Vai trò của C.Mac và Ăng-ghen trong việc thành lập tổ chức Đồng minh những người cộng sản:
- Những hoạt động của C.Mác và Ăng-ghen thông qua việc nghiên cứu các tác phẩm kinh điển đã đặt cơ sở lí luận cho sự hình thành học thuyết Mác, là cơ sở thực tế cho sự hình thành học thuyết Mác.
- C.Mác và Ăng-ghen là người sáng lập “Đồng minh những người cộng sản”, đề ra mục đích hoạt động của tổ chức này.
- C.Mác và Ăng-ghen là người soạn thảo Tuyên ngôn Đảng cộng sản - văn kiện có tính chất cương lĩnh đầu tiên của chủ nghĩa xã hội khoa học, bước đầu kết hợp chủ nghĩa xã hội với phong trào công nhân.
HocTot.XYZ
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 - Xem ngay
-
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 5 - Chương III - Phần 3 - Lịch sử 10
Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 5 - Chương 3 - Phong trào công nhân (Từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX) - Lịch sử 10
-
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 6 - Chương III - Phần 3 - Lịch sử 10
Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 6 - Chương 3 - Phong trào công nhân (Từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX) - Lịch sử 10
-
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 7 - Chương III - Phần 3 - Lịch sử 10
Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 7 - Chương 3 - Phong trào công nhân (Từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX) - Lịch sử 10
-
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 8 - Chương III - Phần 3 - Lịch sử 10
Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 8 - Chương 3 - Phong trào công nhân (Từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX) - Lịch sử 10
-
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Chương III - Phần 3 - Lịch sử 10
Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Chương 3 - Phong trào công nhân (Từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX) - Lịch sử 10