Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 4 - Học kì 1 - Sinh học 7

Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 4 - Học kì 1 - Sinh học 7

Đề bài

Câu 1. (5 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Triệu chứng kiết lị ?

A. Đau quặn bụng

B. Đi ngoài nhiều

C. Phân có lẫn máu và chất nhày

D. Cả A, B và C đều đúng.

2. Trùng sốt rét có cẩu tạo như thế nào để thích nghi với lối kí sinh trong máu người ?

A. Kích thước rất nhỏ

B. Không có bộ phận di chuyển

C. Không có không bào

D. Cà A, B và C đều đúng.

3. Đặc điểm khác biệt của sứa so với thuỷ tức là:

A. Di chuyển bằng dù

B. Đối xứng toả tròn

C. Tua miệng gây ngứa

D. Cả A, B và C đều đúng.

4. Sự đa dạng của động vật nguyên sinh ?

1, Đa dạng về môi trường sống (sống tự do hay kí sinh).

2, Cơ quan di chuyển: roi bơi, lông bơi, chân giả.

3, Có các bào quan khác nhau đảm nhiệm chức năng sống khác nhau.

4, Hình dạng ổn định.

5, Dinh dưỡng dị dưỡng.

A. 1, 2, 3, 4.

B. 2, 3, 4.

C. 1, 2, 3

D. 1, 2, 4.

5. Đặc điểm khác biệt của sứa so với san hô.

A. Sống bơi lội

B. Sống bám

C. Sống đơn độc

D. Cả A và C đúng.

Câu 2. (5 điểm) Chứng minh sự đa dạng môi trường sống động vật. Đặc điểm nào giúp chim cánh cụt thích nghi được với khí hậu giá lạnh ở vùng cực ?

Lời giải chi tiết

Câu 1.

1

2

3

4

5

D

D

A

C

D

1. Triệu chứng kiết lị:

- Đau quặn bụng

- Đi ngoài nhiều

- Phân có lẫn máu và chất nhày

Chọn D

2. Trùng sốt rét có cẩu tạo thích nghi với lối kí sinh trong máu người:

- Kích thước rất nhỏ

- Không có bộ phận di chuyển

- Không có không bào

Chọn D

3. Đặc điểm khác biệt của sứa so với thuỷ tức là: Di chuyển bằng dù

Chọn A

4. Sự đa dạng của động vật nguyên sinh ?

- Đa dạng về môi trường sống (sống tự do hay kí sinh).

- Cơ quan di chuyển: roi bơi, lông bơi, chân giả.

- Có các bào quan khác nhau đảm nhiệm chức năng sống khác nhau.

Chọn C

5. Đặc điểm khác biệt của sứa so với san hô.

- Sống bơi lội

- Sống đơn độc

Chọn D

Câu 2. * Sự đa dạng môi trường sống động vật:

Động vật phân bổ khắp nơi:

Nước mặn

Cá voi, tôm hùm, cua, mực, cá chuồn,…

Nước ngọt

Cá rô, cá trê, lóc, lươn, tôm, tép nước ngọt,…

Nước lợ

Cá sấu,…

Trên không

Chim, dơi, côn trùng (ong, bướm, chuồn chuồn,…)

Trên cạn

Thú rừng (hổ, báo, lợn rừng,…)

Thú nuôi (chó, mèo, gà, vịt, ngan,…)

Động vật còn phân bổ theo vùng khí hậu: nhiệt đới, xích đạo, ôn đới, vùng cực

- Nhiệt đới: các loài thú rừng, thú nuôi

- Xích đạo: bò sát, bọ cạp...

- Ôn đới: cáo, thỏ, hổ…

- Vùng cực: gấu trắng, chim cánh cụt, hải cẩu...

* Đặc điểm giúp chim cánh cụt thích nghi được với khí hậu giá lạnh ở vùng cực:

- Chim cánh cụt có bộ lông rậm, dày, không thấm nước.

- Lớp mỡ dưới dạ dày.

- Có tập tính sống thành bầy đàn nên thích nghi với khí hậu vùng cực.

 HocTot.XYZ

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close