Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 5 - Chương I - Phần 3 - Lịch sử 10
Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 5 - Chương 1 - Các cuộc cách mạng tư sản (Từ giữa thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII) - Lịch sử 10
Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Câu 1. Xã hội Pháp vào cuối thế kỉ XVIII tồn tại những đẳng cấp nào?
A. Quý tộc, tăng lữ và đẳng cấp thứ ba.
B. Quý tộc, tư sản và nông dân.
C. Quý tộc, tăng lữ và nông dân.
D. Quý tộc, tư sản và công nhân.
Câu 2. Tình hình kinh tế Pháp trước khi cách mạng bùng nổ có điểm gì nổi bật?
A. Các công ti thương mại được mở rộng về quy mô.
B. Nông nghiệp lạc hậu, công thương nghiệp tương đối phát triển.
C. Máy móc được sử dụng ngày càng nhiều trong sản xuất.
D. Nền kinh tế phát triển nhất châu Âu.
Câu 3. Cách mạng tư sản Pháp bùng nổ bắt đầu bằng sự kiện nào?
A. Quần chúng tấn công ngục Baxti và giành thắng lợi.
B. Cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân bị đàn áp.
C. Đẳng cấp thứ 3 đứng lên cầm quyền.
D. Nhà vua triệu tập hội nghị 3 đẳng cấp.
Câu 4. Tại sao việc đánh chiếm pháo đài Ba-xti lại mở đầu cho thắng lợi của cách mạng Pháp?
A. Đây là nơi giam cầm những người chống chế độ phong kiến.
B. Đây là nơi được xây dựng để bảo vệ thành Pa-ri.
C. Chế độ quân chủ chuyên chế bị giáng đòn đầu tiên quan trọng.
D. Đây là nơi tượng trưng cho uy quyền nhà vua.
Câu 5. Cách mạng tư sản Pháp có thể phát triển đi lên là nhờ động lực nào sau đây?
A. quần chúng nhân dân.
B. tư sản công thương.
C. công nhân.
D. quý tộc mới.
Câu 6. Nền chuyên chính dân chủ cách mạng Giacôbanh là thời kì đỉnh cao của cách mạng tư sản Pháp không vì lí do nào sau đây?
A. Chiến thắng sự đe dọa của ngoại xâm nội phản.
B. Lật đổ được nền quân chủ chuyên chế, thiết lập chế độ cộng hòa.
C. Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nhân dân.
D. Tuyên bố chế độ cộng hòa, quyền dân chủ rộng rãi.
II. TỰ LUẬN (4 điểm)
Trình bày tình hình xã hội Pháp trước Cách mạng?
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. TRẮC NGHIỆM
1. D |
2. B |
3. A |
4. C |
5. A |
6. B |
Câu 1.
Phương pháp: sgk trang 152.
Cách giải:
Xã hội Pháp trước cách mạng phân chia thành 3 đẳng cấp là Tăng lữ, Quý tộc và Đẳng cấp thứ ba (tư sản, nông dân, bình dân thành thị).
Chọn: D
Câu 2.
Phương pháp: sgk trang 151.
Cách giải:
Điểm nổi bật của nền kinh tế Pháp trước cách mạng là nông nghiệp lạc hậu, công thương nghiệp tương đối phát triển.
Chọn: B
Câu 3.
Phương pháp: sgk trang 153.
Cách giải:
Sự kiện mở đầu cho cách mạng tư sản Pháp 1789 là cuộc tấn công vào nhà ngục Baxti - biểu tượng của chế độ phong kiến chuyên chế Pháp của quần chúng
Chọn: A
Câu 4.
Phương pháp: sgk trang 153, suy luận.
Cách giải:
Nhà ngục Ba-xti là nơi giam giữ các tội phạm quan trọng của chế độ phong kiến từ thế kỉ XVII. Đây là nhà tù dành cho giới giàu có và quý tộc: tiện nghi, phòng giam lớn, đồ ăn ngon và có cả người phục vụ. Hầu tước Sade từng bị giam giữ ở Ba-xti năm năm rưỡi. Số tù nhân ở đây không bao giờ vượt quá 45. Phần còn lại của Ba-xti là nhà tù bình thường, gồm cả nhà ngục, hầm giam kín, dành cho những người tù khác.
=> Nhà ngục Ba-xti là biểu tượng của quyền lực hoàng gia. Nhân dân Pháp tấn công vào nhà nhà ngục Ba-xti đã giáng đòn đầu tiên quan trọng vào chế độ phong kiến, chứng tỏ cách mạng Pháp bước đầu thắng lợi và tiếp tục phát triển.
Chọn: C
Câu 5.
Phương pháp: sgk trang 151, suy luận.
Cách giải:
Quần chúng nhân dân là động lực cơ bản thúc đẩy cách mạng Pháp phát triển theo chiều đi lên. Ở những giai đoạn khi quyền lợi của họ không được đáp ứng đúng mức, tổ quốc lâm nguy, quần chúng đã nổi dậy để lật đổ nền thống trị cũ, thiết lập một chính quyền mới tiến bộ hơn từ đại tư sản lập hiến đến tư sản công thương Gi-rông- đanh và đỉnh cao là phái Gia-cô-banh.
Chọn: A
Câu 6.
Phương pháp: Phân tích, đánh giá.
Cách giải:
Trong thời kì chuyên chính dân chủ Gia-cô-banh, chính quyền cách mạng đã:
- Giải quyết được vấn đề ruộng đất theo hướng dân chủ (trả lại cho nông dân ruộng đất bị quý tộc phong kiến chiếm đoạt; tịch thu ruộng đất của quý tộc, chia thành từng mảnh nhỏ đem bán cho nông dân nghèo, trả dần trong 10 năm…).
- Ban bố Hiến pháp 1793 - Hiến pháp tiến bộ nhất thời cận đại, tuyên bố chế độ cộng hòa, thực hiện quyền dân chủ rộng rãi.
- Đặc biệt lực lượng ngoại xâm, nội phản đều bị đánh bại, thành quả cách mạng được bảo vệ vững chắc.
=> Đáp án B: là kết quả từ chính sách của phái Girôngđanh.
Chọn: B
II. TỰ LUẬN
Phương pháp: sgk Lịch sử 10 trang 152.
Cách giải:
Tình hình xã hội nước Pháp trước cách mạng:
- Xã hội Pháp chia làm 3 đẳng cấp:
+ Hai đẳng cấp đầu: Tăng lữ, Quý tộc. Chiếm số ít trong cư dân, nhưng được hưởng mọi đặc quyền, đặc lợi.
+ Đẳng cấp thứ ba: gồm nông dân, tư sản, bình dân thành thị. Họ phải chịu mọi thứ thuế và nghĩa vụ, không có quyền lợi về chính trị và lệ thuộc vào những đẳng cấp có đặc quyền.
- Mẫu thuẫn xã hội Pháp trở nên gay gắt trong đó mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Pháp lúc này là: đẳng cấp thứ ba (muốn xóa bỏ chế độ phong kiến) với hai đẳng cấp Tăng lữ và Quý tộc (muốn duy trì chế độ phong kiến).
- Nước Pháp lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc, báo hiệu một cuộc cách mạng đang đến gần.
HocTot.XYZ
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 - Xem ngay
-
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 6 - Chương I - Phần 3 - Lịch sử 10
Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 6 - Chương 1 - Các cuộc cách mạng tư sản (Từ giữa thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII) - Lịch sử 10
-
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Chương I - Phần 3 - Lịch sử 10
Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Chương 1 - Các cuộc cách mạng tư sản (Từ giữa thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII) - Lịch sử 10
-
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 4 - Chương I - Phần 3 - Lịch sử 10
Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 4 - Chương 1 - Các cuộc cách mạng tư sản (Từ giữa thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII) - Lịch sử 10
-
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Chương I - Phần 3 - Lịch sử 10
Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Chương 1 - Các cuộc cách mạng tư sản (Từ giữa thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII) - Lịch sử 10
-
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Chương I - Phần 3 - Lịch sử 10
Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Chương 1 - Các cuộc cách mạng tư sản (Từ giữa thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII) - Lịch sử 10