Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 6 - Chương 2 - Sinh học 11

Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 6 - Chương 2 - Sinh học 11

Đề bài

Câu 1. Đặc điểm cảm ứng ở thực vật là xảy ra

A. nhanh, dễ nhận thấy    

B. chậm, khó nhận thấy

C. nhanh, khó nhận thấy    

D. chậm, dễ nhận thấy

Câu 2. Hướng động là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với

A. tác nhân kích thích từ một hướng

B. sự phân giải sắc tố

C. đóng khí khổng

D. sự thay đổi hàm lượng axit nuclêic

Câu 3. Sự uốn cong ở cây là do sự sinh trưởng

A. không đều của hai phía cơ quan, trong đó các tế bào tại phái không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc

B. đều của hai phía cơ quan, trong đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc

C. không đều của hai phía cơ quan, trong đó các tế bào tại phía được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc

D. không đều của hai phía cơ quan, trong đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng chậm hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc

Câu 4. Khi không có ánh sáng, cây non

A. mọc vống lên và lá có màu vàng úa

B. mọc bình thường nhưng lá có màu đỏ

C. mọc vống lên và lá có màu xanh

D. mọc bình thường và lá có màu vàng úa

Câu 5. Khi làm thí nghiệm về sự sinh trưởng của cây trong các điều kiện chiếu sáng khác nhau, người ta thu được kết quả như ở hình dưới đây

 

Kết luận đúng về vavs cây ở chậu a, b, c lần lượt là

A. cây được chiếu sáng từ một phía ; cây mọc trong tối hoàn toàn; cây được chiếu sáng từ mọi phía

B. cây mọc trong tối hoàn toàn ; cây được chiếu sáng từ một phía ; cây được chiếu sáng từ mọi phía

C. cây được chiếu sáng từ một phía ; cây được chiếu sáng ít hơn 10 giờ mỗi ngày ; cây được chiếu sáng từ mọi phía

D. cây được chiếu sáng từ một phía ; cây được chiếu sáng từ mọi phía ; cây mọc trong tối hoàn toàn

Câu 6. Dưới đây là hình ảnh mô tả cơ chế chung của các kiểu hướng động. Hãy cho biết 1, 2, 3, 4 liên quan đến sự biến đổi của hoocmôn nào và nồng độ biến đổi như thế nào?

 

A. hoocmôn auxin. 1 – cao ; 2 – thấp ; 3 – thấp ; 4 – cao

B. hoocmôn auxin. 1 – thấp ; 2 – cao ; 3 – cao ; 4 – thấp

C. hoocmôn auxin. 1 – thấp ; 2 – cao ; 3 – thấp ; 4 – cao

D. hoocmôn auxin. 1 – cao ; 2 – thấp ; 3 – cao ; 4 – thấp

Câu 7. hãy sắp xếp các hình a, b, c, d tương ứng với các kiểu hướng động sau:

 

(1) hướng trọng lực dương

(2) hướng sáng

(3) hướng trọng lực âm

(4) hướng tiếp xúc

Phương án trả lời đúng là

A. a – 1 ; b – 3 ; c – 2 ; d – 4

B. a – 2 ; b – 1 ; c – 3 ; d – 4

C. a – 1 ; b – 2 ; c – 3 ; d – 4

D. a – 2 ; b – 3 ; c – 1 ; d – 4

Câu 8. Sự vận động bắt mồi của cây gọng vó là kết hợp của

A. ứng động tiếp xúc và hóa ứng đông

B. quang ứng động và điện ứng đông

C. nhiệt ứng động và thủy ứng đống

D. ứng động tổn thương

Câu 9. Sự đóng mở của khí khổng là ứng động

A. sinh trưởng       

B. không sinh trưởng

C. ứng động tổn thương       

D. tiếp xúc

Câu 10. Trong các hiện tượng sau:

(1) hoa mười giờ nở vào buổi sáng

(2) khí khổng đóng mở

(3) hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng

(4) sự khép và xòe của lá cây trinh nữ

(5) lá cây phượng vĩ xòe ra ban ngày và khép lại vào ban đêm

Những hiện tượng nào trên đây là ứng động không sinh trưởng?

A. (1), (2) và (3)      

B. (2) và (4)

C. (3) và (5)      

D. (2), (3) và (5)

Câu 11. Ứng động không theo chu kỳ đồng hồ sinh học là ứng động

A. đóng mở khí khổng

B. quấn vòng

C. nở hoa

D. thức ngủ của lá

Câu 12. Trong các hiện tượng sau :

(1) khí khổng đóng mở

(2) hoa mười giờ nở vào buổi sáng

(3) hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng

4) sự dóng mở của lá cây trinh nữ

(5) lá cây họ Đậu xòe ra và khép lại

bao nhiêu hiện tượng trên là ứng động sinh trưởng?

A. 2       B.

C. 4       D. 5

Câu 13. Trong các ứng động sau:

(1) hoa mười giờ nở vào buổi sáng

(2) hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng

(3) sự đóng mở của lá cây trinh nữ

(4) lá cây phượng vĩ xòe ra và khép lại

(5) khí khổng đóng mở

Những trường hợp trên liên quan đến sức trương nước là

A. (1) và (2)       

B. (2), (3) và (4)

C. (3), (4) và (5)      

D. (3) và (5)

Câu 14. Ứng động là hình thức phản ứng của cây trước

A. nhiều tác nhân kích thích

B. tác nhân kích thích lúc có hướng, khi vô hướng

C. tác nhân kích thích không định hướng

D. tác nhân kích thích không ổn định

Câu 15. Điểm khác biệt cơ bản giữa ứng động với hướng động là

A. tác nhân kích thích không định hướng

B. có sự vận động vô hướng

C. không liên quan đến sự phân chia tế bào

D. có nhiều tác nhân kích thích

Lời giải chi tiết

1

2

3

4

5

B

A

A

A

A

6 7 8 9 10
A C A B B

11

12

13

14

15

B B D C A

HocTot.XYZ

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 11 - Xem ngay