Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 8 - Chương II - Phần 3 - Lịch sử 10

Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 8 - Chương 2 - Các nước Âu - Mĩ (Từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX) - Lịch sử 10

Đề bài

Câu 1. Tình hình công nghiệp Anh từ cuối thập niên 70 có điểm gì nổi bật?

A. mất dần vị thế độc quyền.

B. giữ vững vị thế độc quyền.

C. giữ vị trí bá chủ thế giới.

D. suy giảm trầm trọng về mọi mặt.

Câu 2. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, các công ty độc quyền ở Anh xuất hiện nhiều nhất trong ngành nào?

A. khai thác than.

B. thuốc lá.

C. hóa chất.

D. ngân hàng.

Câu 3. Tại sao từ cuối thế kỉ XIX nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Pháp?

A. Do thu lợi nhuận cao.

B. Do cần nguyên liệu phát triển công nghiệp.

C. Do nguồn lợi kinh tế bị sa sút.

D. Do phần đông cư dân sống bằng nghề nông.

Câu 4. Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Pháp là gì?

A. Chủ nghĩa đế quốc thực dân.

B. Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi.

C. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt.

D. Chủ nghĩa đế quốc tơrớt khổng lồ.

Câu 5. Chủ nghĩa đế quốc Đức có đặc trưng cơ bản là gì?

A. Chủ nghĩa đế quốc thực dân.

B. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến.

C. Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi.

D. Chủ nghĩa đế quốc tư bản tài chính.

Câu 6. Công nghiệp Pháp phát triển chậm lại từ cuối thập niên 70 trở đi không phải vì

A. phải bồi thường chiến tranh do bại trận.

B. nghèo tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu.

C. kĩ thuật lạc hậu so với các nước đế quốc trẻ.

D. giai cấp tư sản chỉ quan tâm đầu tư và thuộc địa.

Câu 7. Nội dung nào sau đây không phải nguyên nhân dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp Mỹ vào cuối thế kỉ XIX?

A. Ứng dụng khoa học - kĩ thuật vào sản xuất.

B. Đất nước có nền hòa bình lâu dài.

C. Thị trường trong nước được mở rộng.

D. Lợi dụng chiến tranh để làm giàu.

Câu 8. Nhân tố nào sau đây thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ trong những năm cuối của thế kỉ XIX?

A. Nội chiến 1861 - 1865 kết thúc.

B. Lincôn lên làm tổng thống.

C. Chiến tranh thế giới thứ nhất bủng nổ.

D. Mĩ thống nhất các bang miền Bắc và miền Nam.

Câu 9. Các nước thuộc địa đóng vai trò gì quan trọng nhất đối với nền kinh tế chính quốc?

A. Hứng chịu thiệt hại từ cuộc khủng hoảng thay cho chính quốc.

B. Nơi đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự.

C. Thị trường tiêu thụ hàng hóa và cung ứng nguyên liệu.

D. Cung cấp nhân công có trình độ kĩ thuật cao.

Câu 10. Điểm chung của nền kinh tế Mĩ và Đức trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là gì?

A. Phát triển chậm và chắc.

B. Rơi vào khủng hoảng.

C. Phát triển nhanh chóng.

D. Chịu sự chi phối của nước ngoài. 

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1. A

2. D

3. D

4. B

5. B

6. D

7. D

8. A

9. C

10. C

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 174.

Cách giải:

Từ cuối thập niên 70, Anh mất dần vị thế độc quyền công nghiệp, vai trò lũng loạn thế giới bị giảm sút.

Chọn: A

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 175.

Cách giải:

Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, nhiều công ti độc quyền xuất hiện ở Anh trong hầu hết các ngành công nghiệp: khai thác than, dệt, thuốc lá, hóa chất, luyện kim, vận tải và đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng.

Chọn: D

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 176.

Cách giải:

Từ cuối thế kỉ XIX, nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong kinh tế Pháp vì phần đông dân cư Pháp sống bằng nghề nông.

Chọn: D

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 177.

Cách giải:

Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Pháp là chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi.

Chọn: B

Câu 5.

Phương pháp: sgk trang 178-179, suy luận.

Cách giải:

Khi nước Đức chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, tầng lớp quý tộc tư sản vẫn giữ vai trò quan trọng. Đường lối đối ngoại của Đức là công khai đòi chia lại thị trường và thuộc địa, ráo riết chạy đua vũ trang để thỏa mãn nhu cầu của giới cầm quyền. Tính chất quân phiệt hiếu chiến là đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa đế quốc Đức.

Chọn: B

Câu 6.

Phương pháp: sgk trang 176, suy luận.

Cách giải:

Những nguyên nhân đưa tới sự phát triển chậm của công nghiệp Pháp từ cuối thập niên 70 bao gồm:

- Kĩ thuật lạc hậu.

- Pháp thất bại trong cuộc chiến tranh Pháp - Phổ, mất đất, phải bồi thường chiến tranh.

- Nghèo tài nguyên và nhiên liệu, đặc biệt là than đá.

- Giai cấp tư sản chỉ chú trọng đến xuất cảng tư bản, không chú trọng phát triển công nghiệp trong nước.

=> Loại trừ đáp án: D

Chọn: D

Câu 7.

Phương pháp: sgk trang 180-181, suy luận.

Cách giải:

Các nguyên nhân dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế Mĩ cuối thế kỉ XIX gồm:

- Tài nguyên thiên nhiên phong phú.

- Thị trường trong nước mở rộng, thu hút nhân lực từ Châu Âu.

- Ứng dụng khoa học - kĩ thuật và hợp lí hóa sản xuất.

- Lợi dụng vốn đầu tư từ Châu Âu.

- Đất nước có nền hòa bình lâu dài, thuận lợi cho sự phát triển kinh tế.

=> Đáp án D: lợi dụng chiến tranh đế quốc để làm giàu không phải nguyên nhân tác động đến sự phát triển kinh tế Mĩ những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

Chọn: D

Câu 8.

Phương pháp: suy luận.

Cách giải:

Cuộc nội chiến 1861 - 1865 mang tính chất là cuộc cách mạng tư sản lần thứ hai đã kết thúc, tạo điều kiện cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ trong những năm cuối thế kỉ XIX.

Chọn: A

Câu 9.

Phương pháp: Phân tích, đánh giá.

Cách giải:

Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, nền kinh tế thuộc địa phát triển nhanh đã dẫn đến nhu cầu thị trường và nguyên liệu của các nước đế quốc đặt ra cấp thiết. Các nước tư bản phát triển đã tiến hành xâm lược thuộc địa để đáp ứng nhu cầu này.

=> Vai trò quan trọng nhất của các nước thuộc địa với nền kinh tế chính quốc đó là các nước thuộc địa trở thành thị trường tiêu thụ hàng hóa và cung ứng nguyên vật liệu, phục vụ cho sự phát triển sản xuất của chính quốc.

Chọn: C

Câu 10.

Phương pháp: So sánh, nhận xét.

Cách giải:

Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, kinh tế Mĩ và Đức đều phát triển nhanh chóng:

* Mĩ: Từ năm 1865 đến 1894:

- Đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp = ½ tổng sản lượng các nước Tây Âu và 2 lần nước Anh.

- Sản xuất gang, thép đứng đầu thế giới.

- Nông nghiệp: đạt nhiều thành tựu đáng kể.

* Đức:

- Từ năm 1870 đến năm 1900:

+ Sản xuất than tăng 4,4 lần, gang tăng 6 lần, độ dài đường sắt tăng hơn gấp đôi.

+ Ngành công nghiệp mới: điện, hóa chất,… đạt nhiều thành tựu đáng kể.

+ Năm 1883, công nghiệp hóa chất của Đức sản xuất được 2/3 lượng thuốc nhuộm trên thế giới.

- Trong những năm 1890 - 1900, sản lượng công nghiệp Đức tăng 163 %. Đến năm 1900, vượt Anh về sản xuất thép.

Chọn: C

HocTot.XYZ

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 - Xem ngay