Đề kiểm tra 15 phút - Chương 6 - Đề số 1 - Hóa học 10Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 15 phút - Chương 6 - Đề số 1 - Hóa học 10 Đề bài Câu 1. Nhận xét nào dưới đây không đúng khi nói về tính chất của ozon? A.Ozon kém bền hơn oxi. B.Ozon oxi hóa tất cả các kim loại kể cả Au và Pt. C.Ozon oxi hóa Ag thành Ag2O. D.Ozon oxi hóa ion I- thành I2. Câu 2. Trong các phản ứng điều chế oxi sau đây, phản ứng nào dùng để điều chế oxi trong công nghiệp? 1) Điện phân nước. 2) Nhiệt phân NaNO3. 3) Chứng cất phân đoạn không khí lỏng. 4) Phân hủy peoxit với chất xúc tác là MnO2. A.1,2 B.2,3 C.3,4 D.1,3 Câu 3. Dung dịch H2SO4 loãng có thể tác dụng với cả 2 chất nào sau đây? A. Cu và Cu(OH)2 B.Fe và Fe(OH)3 C. C và CO2 D.S và H2S Câu 4. Oxi có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống, nó là chất duy trì sự cháy, sự sống cho con người và động vật, cần thiết cho quá trình quang hợp của cây xanh. Nhận xét nào dưới đây về tính chất vật lí của oxi là không đúng? A. Oxi là chất khí không màu, không mùi, không vị. B. Oxi nặng hơn không khí. C. Oxi tan nhiều trong nước. D. Oxi chiếm \({1 \over 5}\) thể tích không khí . Câu 5. Đốt cháy hoàn toàn 16,7 gam hỗn hợp gồm Mg, Zn, Al cần vừa đủ 6,72 lít khí oxi (đktc). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là A.23,6 gam B.26,3 gam C.13,6 gam D.16,3 gam Câu 6. Ở điều kiện thường X là một chất khí. X có khả năng tan tốt trong nước tạo ra dung dịch có khả năng làm đổi màu quỳ tím thành đỏ. X còn được dùng làm chất tẩy trắng giấy, bột giấy, chống nấm mốc cho lương thực, thực phẩm. X là A.NH3 B. O3 C. SO2 D.CO2. Câu 7. Ba lọ mất nhãn dung dịch không màu trong suốt: H2SO4 loãng, Ba(OH)2, HCl. Thuốc thử dùng để phân biệt 3 dung dịch trên là A.Cu B.dung dịch NaOH C.dung dịch NaNO3 D.dung dịch BaCl2. Câu 8. Cho 13g Zn và 5,6g Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là A.4,48 lít B.2,24 lít C.6,72 lít D.67,2 lít. Câu 9. Cho 9,6g Cu phản ứng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được V lít khí SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là A.4,48 lít B.3,36 lít D.1,12 lít D.2,24 lít. Câu 10. Lưu huỳnh đioxit là một trong các khi gây ô nhiễm môi trường. Nó được sinh ra do sự đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí đốt), thoát vào bầu khí quyển và là một trong những nguyên nhân chính gây ra mưa axit. Nhận xét nào sau đây không đúng về lưu huỳnh đioxit? A. Là một chất oxit axit. B. Khi tham gia phản ứng hóa học oxi hóa – khử, lưu huỳnh đioxit có thể bị khử hoặc bị oxi hóa. C. Là một khí nặng hơn không khí nên có thể thu vào bình bằng cách đẩy không khí. D. Trong thí nghiệm, lưu huỳnh đioxit được điều chế bằng cách đốt lưu huỳnh. Lời giải chi tiết
Câu 1: A.Ozon kém bền hơn oxi: Đúng. B.Ozon oxi hóa tất cả các kim loại kể cả Au và Pt: Sai. C.Ozon oxi hóa Ag thành Ag2O: Đúng. D.Ozon oxi hóa ion I- thành I2: Đúng. Đáp án B. Câu 2: Trong công nghiệp oxi thường được điều chế bằng hai phương pháp: + Chưng cất phân đoạn không khí lỏng ở áp suất cao, nhiệt độ thấp, ta thu được khí oxi ở \( - 183^\circ C\) + Điện phân nước: \({H_2}O\buildrel {dp{\rm{dd}}} \over \longrightarrow {H_2} + {O_2}\) Đáp án D. Câu 3: Dung dịch H2SO4 loãng có khả năng tác dụng được với KL đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học và bazo Đáp án B Câu 4: Oxi tan ít trong nước (C sai) Đáp án C Câu 5 n O2 = 6,72 : 22,4 = 0,3 (mol) => m O2 = 0,3 * 32 = 9,6 (gam) Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng => m KL + m O2 = m chất rắn => m chất rắn = 16,7 + 9,6 = 26,3 gam Đáp án B Câu 6 SO2 là chất khí tan tốt trong nước, tạo H2SO3 có khả năng làm đổi màu quỳ tím SO2 còn được dùng làm chất tẩy trắng bột giấy, chống nấm mốc cho lương thực thực phẩm. Đáp án C Câu 7 Cho lần lượt 3 dung dịch tác dụng với dung dịch BaCl2 * Chất tác dụng với BaCl2 sinh ra kết tủa trắng là H2SO4 BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl Còn lại 2 chất không có hiện tượng là BaCl2 và HCl Cho lần lượt 2 chất trên tác dụng với H2SO4 (chất vừa nhận biết ở trên) * Chất tác dụng với H2SO4 tạo kết tủa trắng là BaCl2 BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl Chất không có hiện tượng gì là HCl Đáp án D Câu 8: \(\eqalign{ & {H_2}S{O_4} + Zn \to ZnS{O_4} + {H_2} \cr & {H_2}S{O_4} + Fe \to FeS{O_4} + {H_2} \cr} \) Số mol: \({n_{Zn}} = \dfrac{13}{65} = 0,2\left( {mol} \right),\) \({n_{Fe}} = \dfrac{5,6}{56} = 0,1\left( {mol} \right)\) Theo phương trình ta có: \(\eqalign{ & {n_{{H_2}}} = {n_{Zn}} + {n_{Fe}} = 0,3\left( {mol} \right) \cr & \Rightarrow {V_2} = 0,3.22,4 = 6,72 \cr} \) Đáp án C. Câu 9: \(\eqalign{ & {\rm{ }}2{H_2}S{O_4} + Cu\buildrel {t^\circ } \over \longrightarrow CuS{O_4} + S{O_2} + 2{H_2}O \cr & {n_{Cu}} = {{9,6} \over {64}} = 0,15\left( {mol} \right) \cr & {n_{S{O_2}}} = {n_{Cu}} = 0,15\left( {mol} \right) \cr & \Rightarrow {V_{S{O_2}}} = 0,15.22,4 = 3,36\,l \cr} \) Đáp án B. Câu 10: A. Là một chất oxit axit. (đúng) B. Khi tham gia phản ứng hóa học oxi hóa – khử, lưu huỳnh đioxit có thể bị khử hoặc bị oxi hóa. (đúng) C. Là một khí nặng hơn không khí nên có thể thu vào bình bằng cách đẩy không khí. (đúng) D. Trong thí nghiệm, lưu huỳnh đioxit được điều chế bằng cách đốt lưu huỳnh. (sai, trong phòng thí nghiệm người ta thường cho muối sunfit tác dụng với HCl hoặc H2SO4) Đáp án D HocTot.XYZ
|