Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 1 - Chương 4 - Sinh học 9

Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 1 - Chương 4 - Sinh học 9

Đề bài

Câu 1. Các đột biến sau đây thuộc dạng đột biến nào ?

Câu 2. Tính trạng chất lượng và tính trạng số lượng khác nhau như thế nào ?

Câu 3. Đột biến gen và đột biến NST khác nhau như thế nào ?

Câu 4. Đột biến và thường biến khác nhau như thế nào ?

Câu 5. Chọn từ, cụm từ phù hợp trong số từ, cụm từ cho sẵn và điền vào chỗ trống trong phát biểu sau :

Ở thể đa bội, trong tế bào có bộ NST là bội số của n và….. (1)…..2n. Cơ thể đa bội chẵn có thể được hình thành qua quá trình…(2)….còn đa bội lẻ có thể được hình thành qua quá trình giảm phân và thụ tinh.

a. nguyên phân            b. lớn hơn

c. nhỏ hơn       d. giảm phân và thụ tinh

A. 1a; 2b                                 B. 1b,2a

C. 1c,2d                                  D. 1b, 2c

Câu 6. Hãy sắp xếp thông tin ở cột A với cột B sao cho phù hợp và ghi kết quả vào cột C.

A. 1: A,G; 2: C,B; 3: D,E

B. 1: A,C; 2: D,E; 3: B,G

C. 1: C,B; 2: A,G; 3. D,E

D. 1: C,E; 2: A,B; 3: D,G

Câu 7. Chọn từ, cụm từ phù hợp trong số từ, cụm từ cho sẵn và điền vào chỗ trống trong phát biểu sau :

Trong tế bào đa bội, lượng….(1)…tăng gấp bội nên quá trình sinh tổng hợp các chất hữu cơ diễn ra ….(2)…., dẫn đến kết quả : tế bào có..(3)… lớn .làm cho cơ quan như rễ, thân, lá và hoa quả đều to, có sức chống chịu tốt.

A. mạnh mẽ                B. ADN

C. yếu ớt                     D. kích thước

A. 1A;2B;3C                    B. 1C; 2A; 3D

C. 1B; 2A; 3D                  D. 1A,2D, 3C

Câu 8. Hãy sắp xếp thông tin ở cột A với cột B sao cho phù hợp

A. 1: c,d,a; 2: b,e

B. 1: c,a; 2: b,c,d

C. 1: b,d; 2: a,c,e

D. 1: e,d,a; 2: b,c

Câu 9. Sự biến đổi số lượng NST ở một hoặc một số cặp NST là dạng đột biến

A. dị bội.

B. đa bội.

C. thể khuyết nhiễm.

D.  thể ba nhiễm.

Câu 10. Thể đa bội hình thành do

A. thoi phân bào không hình thành nên toàn bộ các cặp NST không phân li.

B. bộ NST không phân li trong quá trình phân chia tế bào

C. các điều kiện ngoại cảnh và trong tế bào thay đổi.

D. cả A và B.

Câu 11. Nguyên nhân gây ra đột biến gen là gì ?

A. Do con người tạo ra bằng các tác nhân vật lí, hoá học

B. Do sự rối loạn quá trình tự nhân đôi ADN dưới tác động của môi trường

C. Do sự cạnh tranh giữa cá thể trong loài

D. Cả A và B

Câu 12. Bộ NST của người có 2n = 46, số lượng NST ở thể 2n+1 là bao nhiêu ?

A. Số lượng NST ở thể 2n + 1 là 44 

B. Số lượng NST ở thể 2n + 1 là 45.

C. Số lượng NST ở thể 2n + 1 là 47

D. Số lượng NST ở thể 2n + 1 là 46

Câu 13. Thường biến là gì ?

A. Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hướng trực tiếp của môi trường

B. Thường biến thường biểu hiện đồng loạt theo hướng xác định và không di truyền được

C. Thường biến là những biến đổi về kiểu gen và kiểu hình được biểu hiện trên cơ thể sinh vật

D. Cả A và B

Câu 14. Đột biến gen và đột biến NST khác nhau ở điểm căn bản nào ?

A. Đột biến gen chỉ ớ động vật; đột biến NST chỉ ở thực vật

B. Đột biến gen là biến đổi trong cấu trúc của gen; đột biến NST là biến đổi của NST vể cấu trúc hoặc số lượng.

C. Đột biến gen phổ biến hơn đột biến NST.

D. Đột biến gen ít gây tác hại nguy hiểm hơn đột biến NST.

Câu 15. Loại giao tử nào sau đây được hình thành do sự rối loạn không phân li của 1 cặp NST trong giảm phân?

A. Giao tử có n NST.

B. Giao tử n ± 1 NST.

C. Giao tử n ± 2 NST.

D. Giao tử có 2n NST.

Câu 16. Tần số đột biến tuỳ thuộc vào những yếu tố nào ?

A. Loại tác nhân kích thích.

B. Liều lượng và cường độ tác nhân kích thích,

C. Đặc điểm cấu trúc của gen.

D. Cả A, B và C

Câu 17. Thế nào là đột biến NST ?

A. Đột biến NST là sự thay đổi về số lượng NST

B. Đột biến NST là sự thay đổi về cấu trúc NST

C. Đột biến NST là sự thay đổi rất lớn về kiểu hình

D. Cả A và B

Câu 18. Mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình được thể hiện như thế nào ?

A. Kiểu hình chịu ảnh hưởng của kiểu gen nhiều hơn chịu ảnh hưởng của môi trường.

B. Kiểu hình chỉ do môi trường quy định, không chịu ảnh hưởng của kiểu gen.

C. Kiểu hình là kết quả của sự tác động qua lại giữa kiểu gen với môi trường.

D. Kiểu hình chỉ do kiểu gen quy định, không chịu ảnh hưởng của môi trường.

Câu 19. Mối quan hệ giữa gen và tính trạng được biểu hiện qua sơ đồ

A. Gen (ADN) → tARN → Pôlipeptit → Prôtêin → Tính trạng.

B. Gen (ADN) → mARN → tARN → Prôtêin → Tính trạng

C. Gen (ADN) → mARN → Pôlipeptit → Prôtêin → Tính trạng.

D. Gen (ADN) → mARN → tARN → Pôlipeptit → Tính trạng.

Câu 20. Chọn câu đúng trong các phát biểu sai

A. Cùng một kiểu gen có khi kiểu hình khác nhau

B. Kiểu gen như nhau chắc chắn có kiểu hình như nhau

C. Kiểu hình như nhau bao giờ cũng có cùng kiểu gen

D. Cùng một kiểu hình chỉ có một kiểu gen

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1

TL

11

B

2

TL

12

C

3

TL

13

D

4

 TL

14

B

5

B

15

B

6

A

16

D

7

C

17

D

8

C

18

C

9

A

19

C

10

A

20

A

Câu 1 

Câu 2

Câu 3 

Câu 4 

Câu 5 

(1) lớn hơn; (2) nguyên phân

Chọn B

Câu 6 

1 2 3
A, G C, B D, E

Chọn A

Câu 7 

(1) ADN ; (2) : mạnh mẽ; (3) kích thước

Chọn C

Câu 8 

1 2
b, d a, c, e

Chọn C

Câu 9 

Đây là thể dị bội: có thể là thêm hoặc mất NST trong một số cặp NST: VD: 2n +1; 2n -1;…

Chọn A

Câu 10 

Thể đa bội hình thành do thoi phân bào không hình thành nên toàn bộ các cặp NST không phân li.

Chọn A

Câu 11

Đột biến gen có thể do tác động của ngoại cảnh hoặc sai lệch trong quá trình nhân đôi ADN

Chọn B

Câu 12 

2n +1 = 47 NST

Chọn C

Câu 13 

Thường biến là những biến đổi của kiểu hình dưới ảnh hưởng của môi trường mà không có sự biến đổi của kiểu gen nên không di truyền được

Chọn D

Câu 14

A sai, đột biến gen và đột biến NST đều có ở cả động vật và thực vật

B đúng

C,D đúng, nhưng chưa phải đặc điểm căn bản

Chọn B

Câu 15 

Rối loạn phân ly ở 1 cặp trong GP hình thành giao tử n ± 1 NST

Chọn B

Câu 16 

Tần số đột biến tuỳ thuộc vào:

+Loại tác nhân kích thích.

+ Liều lượng và cường độ tác nhân kích thích

+ Đặc điểm cấu trúc của gen.

Chọn D

Câu 17

Đột biến NST là biến đổi về cấu trúc, số lượng NST

Chọn D

Câu 18

Kiểu hình là kết quả của sự tác động qua lại giữa môi trường và kiểu gen

Chọn C

Câu 19

Mối quan hệ giữa gen và tính trạng là Gen (ADN) → mARN → Pôlipeptit → Prôtêin → Tính trạng

Theo trình tự truyền thông tin di truyền từ gen biểu hiện thành tính trạng.

Chọn C

Câu 20 

Phương pháp

Kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.

Cách giải

Cùng một kiểu gen nhưng sống ở môi trường khác nhau thì sự tương tác giữa KG và môi trường có thể tạo ra kiểu hình khác nhau.

Chọn A

 HocTot.XYZ

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close