Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 4 - Chương I - Phần 2 - Sinh học 10

Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 4 - Chương I - Phần 2 - Sinh học 10

Đề bài

I. Trắc nghiệm

Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng

Câu 1. Có khoảng bao nhiêu nguyên tố hóa học cấu thành các cơ thể sống?

A 25                B  35

C 45                D 55

Câu 2. Tỷ lệ của nguyên tố cacbon trong cơ thể người là khoảng

A 65%             B  9,5%

C 18,5%          D  1,5%

Câu 3. Nguyên tố Fe là thành phần của cấu trúc nào sau đây ?

A. Hêmôglôbin trong hồng cầu của động vật

B. Diệp lục tố trong lá cây

C. Sắc tố mêlanin trong lớp da

D. Săc tố của hoa, quả ở thực vật

Câu 4. Đơn phân cấu tạo nên ADN

A. Axit amin                B. Plinucleotit

C. Nucleotit                 D. Ribonucleotit

Câu 5. Các loại Nuclêotit trong phân tử ADN là:

A. Ađênin, uraxin, timin và guanine

B. Uraxin, timin, Ađênin, xitôzin và guanine

C. Guanin, xitôzin, timin và Ađênin

D. Uraxin, timin, xitôzin và Ađênin

Câu 6. Kí hiệu của các loại ARN thông tin, ARN vận chuyển, ARN ribôxôm lần lượt là:

A. tARN, rARN và mARN

B. mARN, tARN và rARN

C. rARN, tARN và mARN

D. mARN, rARN và tARN

II. Tự luận

Câu 1. Trình bày cấu trúc hóa học và chức năng của cacbonhdrat?

Câu 2. Tai sao khi đun lòng trắng trứng thì lại kết tủa? Tại sao khi ta đun nước lọc cua thì protein của cua lại đóng thành mảng?

Lời giải chi tiết

I.Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

A

C

A

C

C

B

Câu 1. Có khoảng 25 nguyên tố hóa học cấu thành các cơ thể sống

Chọn A

Câu 2. Tỷ lệ của nguyên tố cacbon trong cơ thể người là khoảng 18,5%

Chọn C

Câu 3. Nguyên tố Fe là thành phần của Hêmôglôbin trong hồng cầu của động vật

Chọn A

Câu 4. Đơn phân cấu tạo nên ADN là Nucleotit

Chọn C

Câu 5. Các loại Nuclêotit trong phân tử ADN là: Guanin, xitôzin, timin và Ađênin

Chọn C

Câu 6. Kí hiệu của các loại ARN thông tin, ARN vận chuyển, ARN ribôxôm lần lượt là: mARN, tARN và rARN

Chọn B

II. Tự luận

Câu 1:

- Cấu trúc hóa học

Cacbonhidrat nói chung được cấu tạo từ C,H,O.

Công thức chung là Cn[H2O]m. trong đó. dù C có bao nhiều nguyên tử đi nữa thì tỉ lệ giữa H và O luôn là 2:1.

- Cấu trúc của đường đơn: gồm các đường có từ 5 -7 nguyên tử C trong phân tử. trong đó quan trọng nhất là nhóm hexozo (chứa 6C: glucozo, fructozo,galactozo), nhóm pentozo (chứa 5C: ribozo, deoxiribozo), nhóm triozo (chứa 3C). các đường trong nhóm hexozo có tính khử mạnh. 

- Đường đôi: gồm hai phân tử đường đơn liên kết lại với nhau nhờ liên kết glycozit sau khi đã loại di một phân tử nước. gồm các đường như: saccarozo, mantozo, lactozo. chúng có công thức cấu tạo khác nhau.

- Phân tử đường đa: nhiều phân tử đường đơn liên kết lại với nhau.(phản ứng trùng phân) sau khi loại đi phân tử nước. các phân tử này có cấu tạo mạch thẳng, phức tạp .

- Chức năng của cacbonhidat:

+ Dự trữ năng lượng. 

+ Tham gia vào cấu tạo tế bào thực vật xenlulozo. 

+ Tham gia vào cấu tạo nên vỏ tế bào một số động vật (kitin có trong vỏ của tôm)

Câu 2. Trong môi trường nước của tế bào protein thường quay phần kị nước vào bên trong và bộc lộ phần ưa nước ra bên ngoài. Ở nhiệt độ cao, các phân tử chuyển động hỗn đoạn làm cho phần kị nước lộ ra bên ngoài. Nhưng do bản chất kị nước của phân tử nên ngay lập tức các phần kị nước liên kết với nhau do vậy protein bị vón cục hay đóng thành mảng.

HocTot.XYZ

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 10 - Xem ngay