Đề kiểm tra 45 phút phần 2 lịch sử 9 - Đề số 4 có lời giải chi tiếtĐề kiểm tra 45 phút phần 2 lịch sử 9 - Đề số 4 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp Đề bài PHẦN I: TRẮC NGHIỆM Câu 1. Năm 1919, Nguyễn Ái Quốc đã thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi tới Hội nghị Véc-xai bản A. Yêu sách của nhân dân An Nam. B. Điều trần của nhân dân An Nam. C. Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa. D. Cương lĩnh Hội liên hiệp thuộc địa. Câu 2. Kẻ thù chung của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông và phong trào công nhân ở các nước tư bản đế quốc phương Tây sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là A. chủ nghĩa đế quốc. B. chủ nghĩa thực dân mới. C. thế lực tư sản cầm quyền. D. thế lực tay sai phản động. Câu 3. Một trong những nguy cơ thực dân Pháp phải đối mặt trước tình hình Đông Dương và thế giới trong năm 1939 là gì? A. Pháp thất bại trong chiến tranh thế giới thứ hai. B. Phát xít Nhật lăm le hất cẳng Pháp tại Đông Dương. C. Phe phát xít tấn công nước Pháp lần thứ ba. D. Phe Hiệp ước quay lưng lại với Pháp. Câu 4. Đảng bộ Bắc Sơn đã nhân cơ hội nào để lãnh đạo nhân dân nổi dậy giải tán chính quyền địch và thành lập chính quyền cách mạng? A. Nhật đảo chính lật đổ Pháp. B. Quân đội Pháp thua chạy qua châu Bắc Sơn. C. Nhật – Pháp câu kết với nhau. D. Khởi nghĩa Nam Kì đã giành thắng lợi. Câu 5. Nội dung nào sau đây không phải quan điểm, lập trường được Nguyễn Ái Quốc trình bày tại Đại hội lần thứ V Quốc tế cộng sản? A. Vị trí, chiến lược của cách mạng ở các nước thuộc địa. B. Vai trò, sức mạnh của nông dân ở các nước thuộc địa. C. Mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở đế quốc với thuộc địa. D. Buộc Pháp thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, bình đẳng, tự quyết dân tộc. Câu 6. Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam được xác định tại Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941) là A. Chống Pháp để giành độc lập dân tộc. B. Độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày. C. Tiến hành thổ địa cách mạng. D. Giải phóng cho được các dân tộc Đông Dương ra khỏi ách Pháp - Nhật. Câu 7. Sự kiện nào chứng tỏ “Tư tưởng Cách mạng tháng Mười Nga đã thấm sâu hơn vào giai cấp công nhân và bắt đầu biến thành hành động của giai cấp công nhân Việt Nam”? A. Bãi công của thợ máy xưởng Ba Son cảng Sài Gòn (1925). B. Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo luận cương của Lê nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7-1920). C. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái vang dội ở Sa Điện - Quảng Châu (6-1924). D. Nguyễn Ái Quốc gửi đến hội nghị Véc-xai bản yêu sách (1919). Câu 8. Điểm vượt trội trong hoạt động của tiểu tư sản trí thức so với tư sản dân tộc ở nước ta trong những năm 1919 - 1925 là A. hình thức đấu tranh đơn điệu, mang nặng tính cải lương, thỏa hiệp với chính quyền Pháp. B. thành lập được chính đảng của giai cấp tiểu tư sản, có đường lối đấu tranh đúng đắn, khoa học. C. hình thức đấu tranh phong phú, mục tiêu rõ ràng và kiên trì con đường bạo lực cách mạng. D. ý thức chính trị khá rõ nét, hình thức đấu tranh phong phú, sôi nổi và thu hút đông đảo nhân dân tham gia. PHẦN II. TỰ LUẬN Câu 1. Sự lãnh đạo kịp thời và sáng tạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và lãnh tụ Hồ Chí Minh trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 được thể hiện như thế nào? Lời giải chi tiết ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT PHẦN I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Phương pháp: sgk trang 61. Cách giải: Ngày 18-6-1919, Nguyễn Ái Quốc đã gửi tới Hội nghị Véc-xai Bản “Yêu sách của nhân dân An Nam” đòi Chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc. Chọn: A Câu 2. Phương pháp: sgk trang 59. Cách giải: Dưới ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga (1917), phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông và phong trào công nhân ở các nước tư bản đế quốc phương Tây đã có sự gắn bó mật thiết trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc. Chọn: A Câu 3. Phương pháp: sgk trang 81. Cách giải: Trước tình hình thế giới trong chiến tranh thế giới thứ hai và tình hình Đông Dương lúc đó, thực dân Pháp đứng trước hai nguy cơ lớn: - Một là, ngọn lửa cách mạng giải phóng của nhân dân Đông Dương sớm muộn sẽ bùng cháy. - Hai là, phát xít Nhật đang lăm le hất cẳng chúng. Chọn: B Câu 4. Phương pháp: sgk trang 82. Cách giải: Khi quân Nhật đánh vào Lạng Sơn, quân Pháp thua chạy qua châu Bắc Sơn. Nhân cơ hội đó, đảng bộ Bắc Sơn đã lãnh đạo nhân dân giải tán chinh quyền địch và thành lập chính quyền cách mạng (27-9-1940). Chọn: B Câu 5. Phương pháp: sgk trang 63, suy luận. Cách giải: - Các đáp án A, B, C: đều là nội dung quan điểm, lập trường của Nguyễn Ái Quốc trình bày tại Đại hội lần thứ V Quốc tế cộng sản. - Đáp án D: Là nội dung Bản “Yêu sách của nhân dân An Nam” của Nguyễn Ái Quốc gửi tới Hội nghị Véc-xai. Chọn: D Câu 6. Phương pháp: sgk trang 87. Cách giải: Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941) chủ trương trước hết phải giải phóng cho được các dân tộc Đông Dương ra khỏi ách thống trị của Pháp - Nhật. Chọn: D Câu 7. Phương pháp: sgk trang 61, suy luận. Cách giải: Năm 1917, Cách mạng tháng Mười Nga thành công đã có tác động mạnh mẽ đến phong trào giải phóng dân tộc của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trong những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, công nhân Việt Nam đấu tranh chủ yếu đòi quyền lợi về kinh tế đồng thời cũng tiếp thu tư tưởng của cách mạng tháng Mười Nga. Quá trình thẩm thấu ấy đã thức tính tinh thần tự giác, ý thức chính trị của giai cấp công nhân rồi biến thành hành động. Biểu hiện cụ thể là cuộc bãi công của công nhân Bason (8-1925) – công nhân không chỉ đòi quyền lợi kinh tế mà còn thể hiện tinh thần quốc tế khi ngăn cản tàu chiến Pháp chở binh lính sang đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân và thủy thủ Trung Quốc. Chọn: A Câu 8. Phương pháp: Phân tích, so sánh. Cách giải: - Phong trào đấu tranh của tư sản dân tộc: + Chủ yếu đòi quyền lợi về kinh tế. + Đấu tranh bằng hình thức phát động các phong trào chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa, đấu tranh trong lĩnh vực báo chí, thành lập Đảng lập hiến. + Thu hút nhân dân tham gia nhưng chưa đông đảo như phong trào của tiểu tư sản, mang đậm tính cải lương. - Phong trào đấu tranh của tiểu tư sản trí thức: + Đấu tranh với ý thức chính trị khá rõ nét do tiếp xúc nhiều với tư tưởng tiến bộ và đặt điểm cơ bản của tầng lớp này. + Hình thức đấu tranh phong phú: báo chí, lập các nhà xuất bản tiến bộ, đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu và để tang Phan Châu Trinh. + Nhân dân tham gia đông đảo. Chọn: D PHẦN II. TỰ LUẬN Câu 1. Sự lãnh đạo kịp thời và sáng tạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và lãnh tụ Hồ Chí Minh trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 được thể hiện: - Ngày 14 - 8 - 1945, Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện, quân Nhật ở Đông Dương hoang mang lo sợ, bọn bù nhìn tay sai dao động sụp đổ. Điều kiện thuận lợi cho một cuộc tổng khởi nghĩa thắng lợi xuất hiện. Trước thời cơ đó, ngày 14 đến ngày 15 - 8 - 1945, Hội nghị toàn quốc cùa Đảng họp tại Tân Trào quyết định phát động tổng khởi nghĩa, giành lấy chính quyền trước khi quân Đồng minh vào. Ủy ban Khởi nghĩa Toàn quốc được thành lập và ra Quân lệnh số 1 kêu gọi toàn dân nổi dậy. Ngày 16 - 8 - 1946, Đại hội Quốc dân được tiến hành ở Tân Trào, đã nhấi trí tán thành quyết định Tổng khởi nghĩa. Tiếp đó, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã gửi thư tới đồng bào cả nước kêu gọi nổi dậy Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Nhờ việc nhận định đúng thời cơ, Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những chủ trương kịp thời và sáng tạo. Vì thế, Tổng khởi nghĩa đi diễn ra thành công nhanh chóng, chỉ trong vòng 15 ngày. - Để tạo ra cơ sở pháp lí cho những thành quả mà nhân dân ta đã giành được, ngày 2 - 9 - 1945, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổ chức lễ tuyên bố độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. HocTot.XYZ
|