Đề kiểm tra giữa kì 1 lịch sử 11 - Đề số 3 có lời giải chi tiết

Đề kiểm tra giữa kì 1 lịch sử 11 - Đề số 3 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Đề bài

TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Câu 1. Văn học, nghệ thuật thời cận đại có vai trog quan trọng trong việc

A. tấn công vào thành trì chế độ phong kiến, hình thành quan điểm của giai cấp tư sản.

B. là cầu nối để mở rộng giao lưu văn hóa.

C. định hướng cho sự phát triển văn hóa của các quốc gia.

D. khẳng định những giá trị truyền thống dân tộc.

Câu 2: Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Lào trong khoảng thời gian 1901 – 1903 do ai lãnh đạo?

A. Sivôtha      B. Pucômpô      C. Phacađuốc         D. Achaxoa

Câu 3: Sự kiện gì đã xảy ra ở Ấn Độ vào tháng 6/1908?

A. Gandhi bị ám sát.                      B. Anh bắt giam Tilắc
C. Anh ban hành đạo luật chia cắt xứ Bengan.   D. Cuộc khởi nghĩa Xipay bùng nổ

Câu 4: Đến giữa thế kỉ XIX, thể chế chính trị của Nhật là:

A. Thiên Hoàng nắm toàn quyền, Shogun là người phụ chính.
B. Thiên Hoàng và Shogun chia sẻ quyền lực.
C. Thiên Hoàng chỉ là hư vị, Shogun nắm thực quyền.
D. Thiên Hoàng cai trị triều đình trung ương, Shogun cai quản địa phương.

Câu 5: Tại sao các tầng lớp trong xã hội Nhật đấu tranh chống chế độ Mạc phủ?

A. Vì Mạc phủ phát động cuộc chiến tranh Trung – Nhật làm đất nước Nhật bị tàn phá.
B. Vì Mạc phủ kí với các nước đế quốc những hiệp ước bất bình đẳng.
C. Vì Mạc phủ tiến hành cuộc Duy tân Minh trị.
D. Vì Mạc phủ phản bội Thiên Hoàng.

Câu 6: Tại sao nói nền kinh tế TBCN đã phát triển nhanh chóng ở Nhật vào giữa thế kỉ XIX?

A. Vì Nhật Bản ban hành Hiến pháp và thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
B. Vì số lượng địa chủ tăng, số lượng tư sản giảm.
C. Vì kinh tế hàng hóa phát triển và số lượng công trường thủ công tăng nhanh.
D. Vì Nhật đã thống nhất chế độ thuế khóa và tiền tệ.

Câu 7: Ngày 11/11/1918 đã xảy ra sự kiện gì?

A. Cách mạng Đức bùng nổ.
B. Hồng quân Liên Xô giải phóng Béclin.
C. Mĩ thả bom nguyên tử xuống Béclin.
D. Đức đầu hàng không điều kiện.

Câu 8: Minh Trị Thiên hoàng ban hành Hiến pháp vào năm nào?

A. 1900      B. 1868      C. 1945        D. 1889

Câu 9: Năm 1915, Đức – Áo – Hung tập trung tấn công nước nào?

A. Nga       B. Pháp      C. Anh        D. Mĩ

Câu 10: Tại sao Đức phải điều bớt quân từ mặt trận phía Tây về mặt trận phía Đông vào năm 1914?

A. Vì Nga tấn công Đông Phổ.

B. Vì quân Đức đánh thua quân Pháp

C. Vì không quân Anh bỏ bom Béclin. D. Vì quân Đồng minh đổ bộ lên bờ biển Normandy.

TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1: Tình hình nước Đức trong những năm 1918 – 1923 có những điểm nào nổi bật?

Câu 2: Vì sao Chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức?

Lời giải chi tiết

TRẮC NGHIỆM 

1A

2C

3B

4C

5B

6C

7D

8D

9A

10A

Câu 1.

Phương pháp: sgk lớp 11 trang 37.

Cách giải:

Vào buổi đầu thời cận đại, văn học, nghệ thuật, tư tưởng có vai trò quan trọng trong việc tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến và hình thành quan điểm, tư tưởng của con người tư sản.

Chọn A.

Câu 2.

Phương pháp: sgk lớp 11 trang 23.

Cách giải:

Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Lào (1901-1903) dưới sự chỉ huy của Pha-ca-đuốc. Phong trào đã phát triển nhanh chóng, giải phóng Xa-van-na-khét.mở rộng hoạt động sang cả vùng biên giới Việt-Lào.

Chọn C. 

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 11

Cách giải:

Tháng 6-1908, thực dân Anh bắt Ti-lắc và kết án ông 6 năm tù. Vụ án Ti-lắc thổi bùng lên một làm sóng đấu tranh mới.

Chọn: B

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 30,suy luận

Cách giải:

Đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản theo chế độ Mạc phủ Tocugawa, Sogun tướng quân đứng đầu, còn Thiên hoàng có nhưng không nắm quyền hành.

Chọn: C

Câu 5.

Phương pháp: sgk trang 5, suy luận.

Cách giải:

Những hiệp ước bất bình đẳng mà Mạc phủ kí với nước ngoài làm cho các tầng lớp trong xã hội phản ứng mạnh mẽ.


Chọn: B.


Câu 6.

Phương pháp: sgk trang 4

Cách giải:

Các thành thị, hải cảng, kinh tế hàng hóa phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều. Những mầm mống kinh tế tư bản phát triển nhanh chóng.

Chọn: C

Câu 7.

Phương pháp: sgk trang 24

Cách giải:

Ngày 11-11-1918, Đức phải kí Hiệp ước đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của phe Đức, Áo-Hung.

Chọn: B

Câu 8.

Phương pháp: sgk trang 6.

Cách giải:

Năm 1889, Nhật hoàng ban bố Hiến pháp mới, chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập.

Chọn: D

Câu 9.

Phương pháp: sgk trang 33, suy luận

Cách giải:                                                                                                                              

Năm 1915, Đức dồn binh lực sang Mặt trận phía Đông cùng quân Áo-Hung tấn công Nga quyết liệt, định đè bẹp Nga.

Chọn: A

Câu 10.

Phương pháp: sgk trang 33

Cách giải:

Năm 1914, quân Nga tấn công vào Đông Phổ, buộc Đức phải điều quân từ Mặt trận phía Tây về chống lại quân Nga.

Chọn: A

         TỰ LUẬN

Câu 1: Tình hình nước Đức trong những năm 1918 – 1923 có những điểm nào nổi bật?

Phương pháp: vận dụng lí thuyết sgk trang 64.

Cách giải:

- Là nước bại trận, chịu nhiều tổn thất nặng nề: kinh tế, chính trị và quân sự sụp đổ. Mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt dẫn tới bùng nổ cuộc cách mạng dân chủ tư sản tháng 11-1918

- Tháng 6-1919, Đức kí Hoà ước Véc-xai với những điều khoảng hết sức nặng nề

- Tháng 11-1918, cách mạng dân chủ tư sản bùng nổ. Mùa hè 1919 nền cộng hoà Vaima ra đời

- Đảng Cộng Sản Đức (thành lập vào tháng 12-1918) đã trực tiếp lãnh đạo phong trào

- Trong bối cảnh đó, phong trào cách mạng tiếp tục dâng cao trong những năm 1919-1923

- Đỉnh cao phong trào là cuộc nổi dậy của công nhân vùng Ba-vi-e tháng 4-1919, dẫn đến sự thành lập nước Cộng Hoà Xô Viết Ba-vi-e

- 10-1923, công nhân Ham-buốt khởi nghĩa vũ trang nhưng thất bại.

Câu 2: Vì sao Chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức?

Phương pháp: suy luận

Cách giải:

Sau cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã giáng đòn nặng nề làm kinh tế - chính trị - xã hội Đức khủng hoảng trầm trọng

-  Để đối phó lại khủng hoảng, giai cấp tư sản cầm quyền quyết định đưa Hít-le thủ lĩnh Đảng Quốc xã lên cầm quyền, Phát xít hoá chính quyền, thiết lập chế độ độc tài, khủng bố công khai

 - Đảng Cộng sản Đức kiên quyết đấu tranh nhưng không ngăn cản được quá trình ấy

Ngày 30.11.1933, Hit-le lên làm thủ tướng. Chủ nghĩa Phát xít thắng thế ở Đức.

Lời giải hay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 - Xem ngay