Đề kiểm tra giữa kì 2 Sinh 9 - Đề số 2 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa kì 2 Sinh 9 - Đề số 2 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp
Đề bài
Câu 1: Động vật ăn thịt con mồi, động vật ăn thực vật có quan hệ khác loài nào sau đây?
A. Cộng sinh
B. Sinh vật ăn sinh vật khác
C. Cạnh tranh.
D. Kí sinh
Câu 2: Mật độ của quần thể động vật tăng khi nào?
A. Khi điều kiện sống thay đổi đột ngột như lụt lội, cháy rừng, dịch bệnh, …
B. Khi khu vực sống của quần thể mở rộng.
C. Khi có sự tách đàn của một số cá thể trong quần thể.
D. Khi nguồn thức ăn trong quần thể dồi dào.
Câu 3: Tại sao ở nước ta hiện nay phổ biến là dùng con cái thuộc giống trong nước, con đực cao sản thuộc giống nhập nội để lai kinh tế?
A. Vì như vậy sẽ giảm kinh phí và con lai có sức tăng sản giống bố
B. Vì như vậy tạo được nhiều con lai F1 hơn
C. Vì muốn tạo được con lai F1 cần có nhiều con cái hơn con đực, nên để giảm kinh phí ta chỉ nhập con đực
D. Vì như vậy con lai sẽ có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, chăn nuôi giống mẹ và sức tăng sản giống bố
Câu 4: Trong hệ sinh thái rừng nhiệt đới, sinh vật nào sau đây được gọi là sinh vật sản xuất?
A. Cỏ và các loại cây bụi.
B. Con bướm.
C. Con hổ.
D. Con hươu.
Câu 5: Hiện tượng các cá thể tách ra khói nhóm làm
A. tăng khả năng cạnh tranh giữa các cá thể.
B. cho nguồn thức ăn cạn kiệt nhanh chóng
C. Giảm mức độ sinh sản.
D. giảm cạnh tranh giữa các cá thể, hạn chế sự cạn kiệt nguồn thức ăn trong vùng.
Câu 6: Tháp dân số già có đặc điểm là:
A. Đáy hẹp, đỉnh không nhọn, cạnh tháp gần như thẳng đứng, biểu hiện tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong đều thấp, tuổi thọ trung bình cao.
B. Đáy trung bình , đỉnh không nhọn, cạnh tháp gần như thẳng đứng, biểu hiện tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong đều thấp, tuổi thọ trung bình cao.
C. Đáy rộng , đỉnh không nhọn, cạnh tháp gần như thẳng đứng, biểu hiện tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong đều thấp, tuổi thọ trung bình cao.
D. Đáy rộng , đỉnh nhọn, cạnh tháp xiên nhiều, biểu hiện tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong đều thấp, tuổi thọ trung bình cao
Câu 7: Có bao nhiêu phát biểu đúng ?
1. Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự sinh trưởng, phát triển và sinh sản của sinh vật.
2. Căn cứ vào mức độ tác động của các nhân tố sinh thái, người ta chia chúng thành hai nhóm là các nhân tố sinh thái không sống và các nhân tố sinh thái con người.
3. Nhân tố ánh sáng chỉ có ảnh hưởng trực tiếp đến sinh vật.
4. Trong giới hạn sinh thái, nhiệt độ môi trường tăng làm tăng tốc độ của các quá trình sinh lí trong cơ thể sinh vật.
5. ở động vật biến nhiệt, nhiệt độ môi trường sống càng cao, chu kì sống của chúng càng dài.
A. 1 B. 2
C. 3 D. 5
Câu 8: Trong một chuỗi thức ăn, cây xanh là
A. sinh vật phân giải
B. sinh vật tiêu thụ.
C. sinh vật sản xuất
D. sinh vật dị dưỡng.
Câu 9: Tại sao ở nước ta hiện nay phổ biến là dùng con cái thuộc giống trong nước, con đực cao sản thuộc giống nhập nội để lai kinh tế?
A. Vì muốn tạo được con lai F1 cần có nhiều con cái hơn con đực, nên để giảm kinh phí ta chỉ nhập con đực
B. Vì như vậy tạo được nhiều con lai F1 hơn
C. Vì như vậy con lai sẽ có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, chăn nuôi giống mẹ và sức tăng sản giống bố
D. Vì như vậy sẽ giảm kinh phí và con lai có sức tăng sản giống bố
Câu 10: Quần xã sinh vật có những dấu hiệu điển hình nào?
A. Số lượng các loài trong quần xã.
B. Thành phần loài trong quần xã
C. Số lượng các cá thể của từng loài trong quần xã
D. Số lượng và thành phần loài trong quần xã
Câu 11: Nếu ánh sáng tác động vào cây xanh từ một phía nhất định, sau một thời gian cây mọc như thế nào?
A. Cây vẫn mọc thẳng
B. Cây luôn quay về phía mặt trời.
C. Ngọn cây sẽ mọc cong về phía có nguồn sáng.
D. Ngọn cây rũ xuống.
Câu 12: Quan hệ nào sau đây là quan hệ cộng sinh?
A. Vi khuẩn trong nốt sần rễ cây họ đậu
B. Địa y bám trên cành cây.
C. Giun đũa sống trong ruột người.
D. Cây nấp ấm bắt côn trùng.
Câu 13: Vi khuẩn cố định đạm sống ở nốt sần của cây họ đậu là ví dụ về mối quan hệ nào ?
A. Kí sinh B. Cộng sinh
C. Hội sinh D. Cạnh tranh
Câu 14: Nếu ở thế hệ xuất phát P có kiểu gen 100% Aa, phải trải qua 2 thế hệ tự thụ phấn thì ở F2 tỉ lệ thể dị hợp là:
A. 12,5%. B. 25%.
C. 50% D. 75%.
Câu 15: Giới hạn sinh thái là gì?
A. Là khoảng thuận lợi của một nhân tố sinh thái đảm bảo cơ thể sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt.
B. Là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với các nhân tố sinh thái khác nhau.
C. Là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định.
D. Là khoảng tác động có lợi nhất của nhân tố sinh thái đối với cơ thể sinh vật.
Câu 16: Nhóm động vật nào sau đây đều thuộc nhóm động vật hằng nhiệt?
A. Cá sấu, ếch đồng, giun đất
B. Cá voi, cá heo, mèo, chim bồ câu
C. Thằn lằn bóng đuôi dài, tắc kè, cá chép
D. Cá rô phi, tôm đồng, cá thu, cá ngừ
Câu 17: Nhóm sinh vật nào dưới đây được xếp vào nhóm động vật hằng nhiệt?
A. Cá sấu, thỏ, ếch, dơi
B. Bồ câu, cá rô phi, cá chép, chó sói.
C. Cá rô phi, cá chép, ếch, cá sấu
D. Bồ câu, chó sói, thỏ, dơi.
Câu 18: Thế nào là môi trường sống của sinh vật?
A. Là nơi tìm kiếm thức ăn, nước uống của sinh vật.
B. Là nơi ở của sinh vật.
C. Là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng.
D. Là nơi kiếm ăn, làm tổ của sinh vật.
Câu 19: Dấu hiệu đặc trưng của quần xã là
A. thành phần nhóm tuổi.
B. tỉ lệ giới tính.
C. kinh tế- xã hội
D. số lượng các loài trong quần xã.
Câu 20: Ở một quần thể ngô, thế hệ xuất phát (P) cây có kiểu gen Aa chiếm tỉ lệ 100%. Nếu cho P tự thụ phấn bắt buộc thì sau một thế hệ, cây có kiểu gen đồng hợp ở đời F1 chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
A. 18,75% B. 50%.
C. 25%. D. 87,5%
Đáp án
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
1. B |
2. D |
3. D |
4. A |
5. D |
6. A |
7. B |
8. C |
9. C |
10. D |
11. C |
12. A |
13. B |
14. B |
15. C |
16. B |
17. D |
18. C |
19. D |
20. B |
Câu 1 (NB):
Động vật ăn thịt con mồi, động vật ăn thực vật có quan hệ : Sinh vật ăn sinh vật khác
Chọn B
Câu 2 (NB):
Mật độ của quần thể động vật tăng khi nguồn thức ăn trong quần thể dồi dào.
Chọn D
Câu 3 (TH):
Sử dụng con cái thuộc giống trong nước thì con lai sẽ có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, chăn nuôi giống mẹ và sức tăng sản giống bố.
Chọn D
Câu 4 (NB):
Thực vật là các loài sinh vật sản xuất.
Chọn A
Câu 5 (NB):
Hiện tượng các cá thể tách ra khói nhóm làm giảm cạnh tranh giữa các cá thể, hạn chế sự cạn kiệt nguồn thức ăn trong vùng.
Chọn D
Câu 6 (NB):
Tháp dân số già có đặc điểm là: Đáy hẹp, đỉnh không nhọn, cạnh tháp gần như thẳng đứng, biểu hiện tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong đều thấp, tuổi thọ trung bình cao.
Chọn A
Câu 7 (TH):
Ý (2) sai, dựa vào tính chất của các nhân tố sinh thái, người ta chia chúng thành 2 nhóm là nhân tố hữu sinh và nhân tố vô sinh
(3) sai, nhân tố ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp lên sinh vật
(5) sai, ở động vật biến nhiệt, nhiệt độ môi trường sống càng cao, chu kì sống của chúng càng ngắn
Câu 8 (NB):
Cây xanh là sinh vật sản xuất
Chọn C
Câu 9 (NB):
Sử dụng con cái trong nước và con đực ngoại nhập vì như vậy con lai sẽ có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, chăn nuôi giống mẹ và sức tăng sản giống bố
Chọn C
Câu 10 (NB):
Các đặc trưng của quần xã là số lượng và thành phần loài trong quần xã
Chọn D
Câu 11 (NB):
Nếu ánh sáng tác động vào cây xanh từ một phía nhất định, sau một thời gian cây mọc về phía ánh sáng.
Chọn C
Câu 12 (NB):
Quan hệ cộng sinh là quan hệ chặt chẽ giữa 2 loài, hai loài này đều có lợi
A: Cộng sinh
B: hội sinh
C: ký sinh
D: sinh vật ăn sinh vật
Chọn A
Câu 13 (TH):
Đây là ví dụ về mối quan hệ cộng sinh, hai loài đều có lợi và mối quan hệ này là bắt buộc
Chọn B
Câu 14 (TH):
Sau mỗi thế hệ tự thụ, tỉ lệ dị hợp giảm 1 nửa, sau 2 thế hệ tự thụ quần thể có 100% Aa sẽ trở thành quần thể F2 có Aa = 100% ×1/4 = 25%.
Chọn B
Câu 15 (NB):
Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định
VD: Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá rô phi Việt nam là 5 – 42oC
Chọn C
Câu 16 (NB):
Các sinh vật hằng nhiệt gồm chim và thú: Cá voi, cá heo, mèo, chim bồ câu.
Chọn B
Câu 17 (TH):
Chim và thú là động vật hằng nhiệt: Bồ câu, chó sói, thỏ, dơi.
Chọn D
Câu 18 (TH):
Môi trường sống của sinh vật là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng.
Chọn C
Câu 19 (NB):
Dấu hiệu đặc trưng của quần xã là số lượng các loài trong quần xã.
Chọn D
Câu 20 (NB):
Sau 1 thế hệ tự thụ phấn: Aa × Aa → 1AA:2Aa:1aa → tỷ lệ đồng hợp: 50%
Chọn B
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 9 - Xem ngay
-
Đề kiểm tra giữa kì 2 Sinh 9 - Đề số 3 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa kì 2 Sinh 9 - Đề số 3 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp
-
Đề kiểm tra giữa kì 2 Sinh 9 - Đề số 4 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa kì 2 Sinh 9 - Đề số 4 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp
-
Đề kiểm tra giữa kì 2 Sinh 9 - Đề số 5 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa kì 2 Sinh 9 - Đề số 5 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp
-
Tổng hợp 5 đề thi giữa kì 2 Sinh 9 có đáp án
Sinh vật: Trăn, Cỏ, Châu chấu, Gà rừng, Vi khuẩn có mối quan hệ dinh dưỡng theo sơ đồ nào sau?
-
Đề kiểm tra giữa kì 2 Sinh 9 - Đề số 1 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa kì 2 Sinh 9 - Đề số 1 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp