Đề thi giữa kì 2 Văn 8 - Đề số 4

Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 8 - Đề số 4 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Đề bài

Câu 1: 

a. Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán.

b. Chỉ ra những câu cản thán trong đoạn văn và giải thích vì sao các câu đó là câu cảm thán.

“Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự nổi với thế nước!  Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.”

                                    (Sống chết mặc bay – Phạm Duy Tốn)

Câu 2: 

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 150 chữ) bàn về ý nghĩa của tính trung thực.

Câu 3: 

Kết thúc bài thơ Quê hương, nhà thơ Tế Hanh viết:

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhới

Màu nước xanh cá bạc chiếc buồm vôi

Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá.

Tình yêu quê hương trong xa cách, là nỗi nhớ khôn nguôi những hình ảnh quen thuộc của làng chài ven biển miền Trung. Còn tình yêu quê hương trong em là gì? Hãy viết bài văn nghị luận về tình yêu quê hương đất nước của giới trẻ ngày nay.

Lời giải chi tiết

Câu 1

a. Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán.

b. Chỉ ra những câu cản thán trong đoạn văn và giải thích vì sao các câu đó là câu cảm thán.

Phương pháp: căn cứ bài Câu cảm thán

Cách giải:

a.

*Đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán          

Câu cảm thán là câu có chứa các từ ngữ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ôi, trời ơi, biết bao, biết chừng nào, dùng để bộc lộ cảm xúc trực tiếp của người nói (người viết); xuất hiện trong ngôn ngữ nói hằng ngày hay ngôn ngữ văn chương.

* Khi viết câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than.

b. Câu cảm thán: Than ôi! Lo thay! Nguy thay!                   

- Các câu trên là câu cảm thán vì chúng chứa các từ ngữ cảm thán: than ôi, thay và kết thúc câu bằng dấu chấm than. 

Câu 2

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 150 chữ) bàn về ý nghĩa của tính trung thực.

Phương pháp: phân tích, giải thích, bàn luận, …

Cách giải:

1. Mở đoạn: Trung thực là một đức tính tốt cần có trong mỗi con người.

2. Phát triển đoạn: Ý nghĩa của đức tính trung thực:

+ Trung thực: là thật thà, thành thật, không nói dối, không che giấu những thói xấu.

+ Trung thực giúp con người nâng cao phẩm giá, khiến cho các mối quan hệ thêm bền chật, khăng khít và tạo được sự tin tưởng lẫn nhau.

+ Người trung thực luôn khiến cho mọi người có cái nhìn thiện cảm, tin yêu và kính trọng.

+ Người có lòng trung thực sẽ dễ thành công trong mọi việc. Người không trung thực luôn bị mọi người xa lánh.

+ Trung thực là đức tính cần có của mỗi người.

(Dẫn chứng: Học sinh có thể chọn 1- 2 dẫn chứng tiêu biểu để minh họa).

3. Kết đoạn: Mỗi người cần có ý thức tu dưỡng, rèn luyện, trau dồi kiến thức để xây dựng cho mình đức tính trung thực từ những việc làm nhỏ nhất.

Câu 3

Kết thúc bài thơ Quê hương, nhà thơ Tế Hanh viết:

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhới

Màu nước xanh cá bạc chiếc buồm vôi

Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá.

Tình yêu quê hương trong xa cách, là nỗi nhớ khôn nguôi những hình ảnh quen thuộc của làng chài ven biển miền Trung. Còn tình yêu quê hương trong em là gì? Hãy viết bài văn nghị luận về tình yêu quê hương đất nước của giới trẻ ngày nay.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

* Yêu cầu chung:

- Xác định đúng kiểu bài văn nghị luận, bố cục rõ ràng, cân đối.

- Xác định đúng đề tài nghị luận

- Trình bày sạch sẽ, mạch lạc, không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, ngữ pháp

* Yêu cầu cụ thể:

1. Mở bài: Giới thiệu chung

2. Thân bài

- Giải thích quan niệm về quê hương đất nước (quê hương đất nước là nơi mình được sinh ra và lớn lên, nơi được hấp thụ nhưng tinh hoa của dân tộc, …)

- Biểu hiện tình yêu quê hương đất nước:

+ Nhỏ thì đó là tình yêu những gì thân thuộc nhất với mình: ngôi nhà, dòng sông, …

+ Lớn hơn là tình yêu quê hương, xứ sở

+…

- Trách nhiệm bản thân:

+ Nỗ lực học tập không ngừng

+ Có mục tiêu, phương hướng phấn đâu rõ ràng: phục vụ quê hương, đất nước.

3. Kết bài: Tổng kết vấn đề

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 8 - Xem ngay